- Mùa đông là thời điểm tốt nhất để dưỡng âm bổ dương
- Các món ăn giữ ấm cơ thể, tránh cảm lạnh trong mùa đông, ai cũng cần biết
- Cách để khắc phục tình trạng chân tay lạnh trong mùa đông?
Theo truyền thống, 81 ngày Đông bắt đầu từ tiết Đông Chí, tương đương Dương lịch là ngày 21 hoặc 22 tháng 12. Từ 2700 năm trước, tức thời Xuân Thu thì đã có ngày lễ Đông Chí này rồi.
Đông Chí trong văn hóa truyền thống còn gọi là “Giao Cửu”. Số chín (9) Hán Việt đọc là Cửu, theo đó cứ 9 ngày tính là một Cửu, 81 ngày là Cửu Cửu. Mỗi Cửu này đại diện cho một giai đoạn khác nhau, và sau 81 ngày thì hoa đào nở - khi trời bắt đầu ấm áp trở lại. Vì vậy mà có câu: “Cửu tận đào hoa khai”.
Trong 81 ngày âm khí hàn lạnh, chúng ta cần chú ý việc ăn uống và giữ ấm hoạt động để bảo vệ cơ thể.
Xem thêm: 24 Tiết Khí là gì, ý nghĩa 24 Tiết Khí trong năm
Chúng ta nên ăn gì trong mùa Đông?
Trong những ngày Tiểu hàn và Đại hàn, theo ẩm thực truyền thống và Đông Y cổ truyền, chúng ta nên ăn thịt đỏ hay các loại thức ăn có màu đen, để vừa xua được cái lạnh, vừa có thể bổ thận.
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt thỏ, thịt dê có thể bổ trung ích khí, ôn trung tán hàn. Các loại thức ăn có màu đen, rất phù hợp với người ăn chay trong những tiết khí này có thể ăn nhiều vừng đen, các loại hạt như hạt đào, hạt hướng dương, hạt dưa... bởi những loại thực phẩm này có chứa nhiều năng lượng.
Những đồ cay, nóng như gừng, ớt, riềng, sả, tiêu... không chỉ giúp tăng cường tiêu hóa thức ăn mà còn giúp làm các giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn, nâng cao khả năng chịu lạnh chịu rét của cơ thể.
Những thực phẩm tư âm giáng hỏa
Trong thiên thứ hai Tứ Khí Điều Thần Đại Luận của cuốn Hoàng Đế Nội Kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm".
Âm khí thịnh nhất vào mùa Đông, mà trong đó Tiểu hàn và Đại hàn là hai tiết khí âm hàn nhất. Đối với người mà thường ngày bị âm hư hỏa vượng, ngũ tâm phiền nhiệt, họng khô lưỡi đỏ, cần nắm bắt khoảng thời gian này để tư âm giáng hỏa thì hiệu quả có thể đạt được gấp đôi so với ngày thường.
Những thực phẩm tốt nhất để tư âm giáng hỏa trong những ngày này là củ cải trắng, dưa chuột, cá mực, rùa, ba ba...
Những thực phẩm tư âm bổ thận
Những món có vị mặn và sắc đen đều có công dụng ích Thận. Ví dụ như rong biển, gạo tím, gạo đen, đậu đen, mộc nhĩ đen... đều là những thực phẩm ích Thận.
Ngoài ra, hai tiết Tiểu hàn và Đại hàn lại diễn ra vào tháng Chạp (tháng 12 Âm Lịch) cho nên những món ăn như cháo chạp bát, tỏi chạp bát (tỏi ngâm giấm) cũng đều là thực phẩm vô cùng phù hợp.
Mùa đông lạnh, nam nữ có sự khác nhau về vị trí cần giữ ấm không
Tại Việt Nam, tiết Đại hàn (thuộc tứ cửu) thường sẽ càng lạnh hơn so với tiết Tiểu hàn (nhị cửu). Giữ ấm tốt cho cơ thể trong cả hai tiết Đại hàn và Tiểu hàn sẽ có thể giúp cho cơ thể tránh được việc phát bệnh do nhiễm lạnh.
Nói chung, những vị trí quan trọng nhất mà chúng ta cần giữ ấm là phần lưng trên và tay chân. Trong đó “người nam cần giữ ấm lưng, người nữ cần giữ ấm chân” (Nam ấm lưng, nữ ấm chân).
Theo Đông Y, lưng người thuộc Dương, bụng thuộc Âm. Lưng lại chia ra phần trên thuộc Dương, phần dưới thuộc Âm. Nói cách khác, phần lưng trên là vị trí “Dương trong Dương” của cơ thể. Mà người nam lại là Dương, nữ là Âm. Do đó, đối với nam nhân, lưng trên là phần cần được giữ ấm nhiều nhất để tránh thoát dương khí.
Theo Đông Y, tâm và thận sinh Dương khí, tuy nhiên đầu ngón tay, ngón chân đều xa tâm nhất. Chân thuộc âm hàn, lòng bàn chân lại có huyệt Dũng Tuyền thuộc kinh Túc thiếu âm Thận, là vị trí “Âm trong Âm” của cơ thể. Nữ giới cũng là Âm, vì vậy mà dễ xuất hiện hiện tượng hư hàn từ dưới chân đi lên. Do đó, việc nữ nhân cần giữ ấm chân trong mùa Đông là vô cùng trọng yếu.
Phương pháp giữ ấm lưng
- Sáng tối đều rèn luyện nửa tiếng đồng hồ như đi bộ, dạo bộ..vv. Vừa luyện tập vừa vỗ vỗ vào kinh lạc phía sau lưng, làm cho toàn thân nóng lên nhưng chưa đến mức ra mồ hôi.
- Khi đi ra ngoài cần quấn khăn quàng cổ hoặc mặc áo đủ ấm để giữ ấm cho cơ thể.
- Khi trời có nắng thì nên ra ngoài để sưởi nắng, nhất là sưởi nắng phần lưng.
- Ấn huyệt Mệnh môn, Thận du và Bàng quang du khoảng 15 phút, làm cho lưng nóng lên gần như tới mức toát mồ hôi, như thế mới có tác dụng bổ thận tráng dương cho thân thể.
Người có điều kiện có thể đến các phòng khám Đông Y để làm ấm vùng lưng bằng ngải đốt. Đáng chú ý nhất là liệu pháp “cách khương long cốt cứu” (dùng ngải đốt qua miếng gừng đặt trên những huyệt vị quan trọng).
Phương pháp làm ấm chân
- Mỗi ngày đều nên ngâm chân trong nước ấm, có thể cho thêm hoa hồng, gừng, hoặc lá ngải vào trong nước, ngâm khoảng 15 phút cho tới khi toàn thân nóng lên, cảm giác hơi ra mồ hôi là được.
- Vào sáng sớm và buổi tối nên xoa bóp lòng bàn chân bàn tay trong khoảng 15 phút cho tới khi lòng bàn tay và chân nóng lên;
- Day huyệt Tam âm giao, Túc tam lý, xoa bụng vùng quanh rốn và dưới rốn (các huyệt Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải đều nằm ở đây) khoảng 15 phút sao cho cơ thể cảm thấy nóng lên là được.
Để lại bình luận
5