- Chứng Mất Ngủ Ở Phụ Nữ Tuổi Mãn Kinh Và Cách Khắc Phục
- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi mất ngủ dài ngày?
- Giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của chúng ta?
Mất ngủ gây ra một sự kiệt quệ lớn trên não
Nếu bạn cảm thấy mình không thể suy nghĩ rõ ràng sau một đêm mất ngủ, nghiên cứu mới cho thấy bạn không tưởng tượng ra được mọi thứ. Từ đó các nhà khoa học đã tìm thấy những tác động tinh thần của tình trạng thiếu ngủ nghiêm trọng hơn nhiều so với trước đây.
Kimberly Fenn, tác giả nghiên cứu cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thiếu ngủ làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc lỗi trong việc xử lý thông tin và tăng gấp ba lần sự mất tập trung, điều này thực sự gây sửng sốt.
Các nhà nghiên cứu mô tả khả năng xử lý thông tin như sau: Một số bước để hoàn thành một nhiệm vụ, mặc dù bị gián đoạn.
Ngoài ra các nhà khoa học nghĩ rằng những người thiếu ngủ cần phải thận trọng trong mọi việc họ làm, và đơn giản là không thể tin rằng họ sẽ không mắc phải những lỗi tai hại. Ví dụ: Nếu tinh thần mệt mỏi, khi đang lái xe, điều này có thể gây ra hậu quả bi thảm.
“Mất ngủ có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tai hại như: Tinh thần mệt mỏi, dễ nóng giận, cáu gắt, hay quên, mất tập trung, làm giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể nhanh chóng, cơ thể mất khả năng kháng bệnh, dễ bị các bệnh khác (ung thư, tim mạch, béo phì, trầm cảm...).
Trong nghiên cứu này, có 77 người đã thức suốt đêm và 61 người ngủ ở nhà. Khả năng của họ để thực hiện hai loại nhiệm vụ tinh thần đã được đánh giá vào buổi tối và một lần nữa vào sáng hôm sau.
Và đây là thử nghiệm đánh giá thời gian phản ứng của họ với một kích thích và thử nghiệm khác đo lường khả năng xử lý thông tin của họ.
Sau khi bị gián đoạn, các nhà khoa học nhận ra tỷ lệ mắc lỗi lên đến 15% vào buổi tối và tăng vọt lên khoảng 30% cho nhóm thiếu ngủ vào sáng hôm sau. Điểm số buổi sáng của những người tham gia còn lại tương tự như đêm hôm trước.
Hiện tại các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu lớn nhất và là đầu tiên đánh giá mức độ thiếu ngủ ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin.
Và nhờ vào phát hiện này, các nhà khoa học đã gỡ bỏ một lý thuyết phổ biến cho rằng sự tập trung là chức năng nhận thức duy nhất bị ảnh hưởng bởi thiếu ngủ.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn lưu ý: Một số người thiếu ngủ vẫn có thể kết nối những điều kiện này với nhau trong các công việc thường ngày, như một bác sĩ lấy hết sức cứu sống cho bệnh nhân. Nhưng kết quả của chúng tôi cho thấy việc hoàn thành một hoạt động đòi hỏi phải tuân theo nhiều bước, chẳng hạn như bác sĩ hoàn thành một quy trình y tế, nhưng sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu họ đang trong điều kiện thiếu ngủ.
Hiện nay có một số nhiệm vụ tự động mọi người có thể thực hiện trên máy bay mà không bị ảnh hưởng do thiếu ngủ, nhưng thiếu ngủ gây ra những ảnh hưởng phổ biến trên tất cả các khía cạnh của cuộc sống.
Một sự thật không phải bàn cãi, đó là giấc ngủ với chúng ta là cực kỳ quan trọng. Ngủ không chỉ là cách để cơ thể nạp lại năng lượng, mà còn là thời điểm để não bộ thay đổi cơ chế nhằm loại bỏ các độc chất sinh ra trong quá trình hệ thần kinh hoạt động lúc còn thức.
Nói cách khác, việc thiếu ngủ có thể khiến não bộ gặp nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Có điều theo một nghiên cứu mới đây trên chuột, các chuyên gia nhận thấy cơ chế loại bỏ độc của não bộ cũng xảy ra khi thiếu ngủ. Chỉ có điều, quá trình ấy bị rối loạn nặng, khiến não bộ... TỰ ĂN CHÍNH MÌNH
Cụ thể, ở một nghiên cứu khác của nhóm các nhà thần kinh học Michele Bellesi từ ĐH Bách khoa Marche (Ý) đã phát hiện ra rằng khi thiếu ngủ, não bộ sẽ quét sạch một lượng lớn tế bào và kết nối thần kinh. Nghiêm trọng hơn, đó là những tổn hại không thể phục hồi ngay cả khi ngủ bù sau đó.
Tác hại đáng sợ khi thiếu ngủ
Các thí nghiệm được thực hiện vào năm 2017. Theo đó, Bellesi đã nghiên cứu não bộ của các loài thú khi không được ngủ đủ, và nhận ra sự kỳ lạ trong não của loài chuột.
Trước tiên cần biết rằng, tế bào não cũng giống như mọi tế bào khác, cần phải liên tục được làm mới nhờ 2 loại tế bào thần kinh đệm có vai trò giống như chất kết dính trong hệ thần kinh. Trong đó, thực bào có vai trò loại bỏ các khớp nối thần kinh không cần thiết, nhằm giúp não bộ được làm mới để tiếp tục vận hành.
Khoa học biết rằng, quá trình làm mới này xảy ra trong giấc ngủ, nhằm dọn dẹp bớt các độc chất sinh ra lúc tỉnh. Có điều hóa ra, nó cũng xảy ra lúc ta thiếu ngủ, với áp lực mạnh hơn và vô tình loại luôn cả tế bào bình thường.
Nói một cách đơn giản, hãy tưởng tượng nó giống như việc bạn đi đổ rác (lúc ngủ) với chuyện ai đó vào nhà bạn và khoắng sạch mọi thứ, từ TV, tủ lạnh cho đến chú chó bạn yêu quý (lúc thiếu ngủ). "Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy các khớp nối thần kinh bị ăn bởi chính thực bào, chỉ vì thiếu ngủ," - Bellesi trả lời phóng viên trang New Scientist.
Để có được kết quả này, các chuyên gia đã quan sát hình ảnh não bộ của 4 nhóm chuột. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Ngủ 6-8 tiếng (ngủ đủ)
- Nhóm 2: Bị đánh thức theo chu kỳ trong lúc ngủ (ngủ không ngon)
- Nhóm 3: Thức thêm 8 tiếng mỗi ngày (thiếu ngủ)
- Nhóm 4: Thức 5 ngày liên tiếp (mất ngủ mãn tính)
Nhưng với 2 nhóm còn lại, họ nhận ra sự khác lạ: thực bào tăng cường hoạt động đến mức ăn luôn khớp thần kinh, thay vì chỉ ăn các độc tố trong đó. Như nhóm thiếu ngủ (nhóm 3), hoạt động của thực bào lên tới 8,4%, trong khi nhóm mất ngủ mãn tính (nhóm 4) lên tận 13,5%.Sau đó, họ tiến hành so sánh hoạt động của thực bào trong cả 4 nhóm. Lần lượt, họ nhận thấy sự hiện diện của nó ở khoảng 5,7% khớp thần kinh của nhóm ngủ đủ (nhóm 1), và 7,3% trong nhóm ngủ không ngon (nhóm 2).
Bellesi chia sẻ, việc thực bào xuất hiện nhiều nhất trong 2 nhóm thiếu ngủ - cũng là 2 nhóm già nhất - tưởng như là điều tốt. Xét cho cùng, bạn càng thiếu ngủ, độc chất càng nhiều. Tuy nhiên, khi nó xuất hiện cả trong các nhóm mất ngủ mãn tính thì lại khác. Đáng sợ hơn, quá trình "ăn mòn" này có thể dẫn đến các chứng bệnh về hệ thần kinh như Alzheimer hoặc tương tự như vậy.
Nghiên cứu vẫn còn nhiều câu hỏi cần trả lời, như việc liệu quá trình này có xảy ra trong não người hay không, và nếu ngủ bù thì liệu tổn hại này có được khôi phục. Nhưng thực tế thì số người tử vong vì Alzheimer đã tăng đến 50% kể từ năm 1999, cộng thêm việc con người ngày càng thiếu ngủ, nghĩa là chúng ta cần tìm ra giải pháp thật nhanh chóng.
“Vì thế để có được một giấc ngủ ngon, mọi người cần kiên trì thực hiện những biện pháp sau: Gạt bỏ căng thẳng, chế độ dinh dưỡng tốt, không gian ngủ, hãy đặt giường ở nơi thoáng mát và ít ánh sáng, không sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ, thay đổi lối sống, sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ…”
Để lại bình luận
5