- Huyết áp thấp là gì? Nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh huyết áp thấp
- Tai biến là gì? tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não và các di chứng
Rối loạn tiền đình là gì? Các biểu hiện của bệnh nhiều người vẫn nghĩ rằng đó là vô hại nhưng thực tế bệnh này rất nguy hiểm, nếu không thận trọng có thể dẫn tới nguy cơ tai biến mạch máu não - căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, cần nâng cao ý thức phòng tránh bệnh thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và khi đã có các dấu hiệu của rối loạn tiền đình thì nên chữa trị ngay tránh để bệnh trở thành mãn tính.
Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận giữ vai trò cân bằng cho các hoạt động di chuyển của cơ thể như: đi lại, nằm, xoay người, cúi xuống...Theo đó, khi cơ thể di chuyển thì hệ thống tiền đình sẽ nghiêng theo các động tác này để giúp cho cơ thể được cân bằng. Cụ thể: Rối loạn tiền đình chính là sự tổn thương của đường dây thần kinh thuộc hệ tiền đình đó.
Có hai loại rối loạn tiền đình là:
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Do tổn thương hệ tiền đình ngay tại vùng tai trong. Triệu chứng thường rầm rộ bệnh nhân chóng mặt và mất thăng băng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Đa số mọi người hay mắc nhóm bệnh này
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Rối loạn tiền đình trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này ít gặp, triệu chứng không rầm rộ.
Bệnh có thể diễn ra trong vài ngày rồi mới dần hồi phục, cơ thể lúc này sẽ bị suy kiệt, mệt mỏi trong thời gian dài, chân tay run rẩy... Đặc biệt, bệnh rối loạn tiền đình cấp nếu không kịp thời sơ cứu, chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, tiềm ẩn nhiều bênh lý nguy hiểm, nhất là tai biến mạch máu não.
- Biểu hiện nhẹ: Người bị bệnh rối loạn tiền đình ở giai đoạn nhẹ sẽ có cảm giác mắt tối lại, hoa mắt, mọi vật như quay cuồng, ù tai, nhìn một vật thành hai. Sau khi người bệnh được nghỉ ngơi, xoa dầu sẽ hết các biểu hiện này. Ở giai đoạn nhẹ bệnh rối loạn tiền đình sẽ khiến cơ thể mệt, suy yếu trong thời gian ngắn nhưng nếu tần xuất biểu hiện tăng lên sẽ dẫn tới tình trạng làm việc thiếu tập trung, tâm trạng lo lắng, khó khăn trong việc đi lại hay thực hiện các công việc thường ngày... Lâu dần bệnh sẽ diễn tiến nặng, ẩn chứa nhiều nguy hại.
- Biểu hiện nặng: Người bị rối loạn tiền đình ở giai đoạn nặng sẽ có cảm giác đầu đau như búa bổ không thể ngồi lên được, mọi thứ đảo lộn hoặc chính mình bị quay cuồng, buồn nôn, mắt tạm thời mất thị lực và nếu đang đứng sẽ bị ngã nhào. Tần xuất bệnh lặp lại nhiều lần và ngày một nghiêm trọng hơn.
4 Dấu hiệu rối loạn tiền đình chứng tỏ mắc bệnh 100%
Khi bị bệnh rối loạn tiền đình dễ gây nên những tổn thương, đặc biệt là tổn thương của tổ hợp thần kinh, thần kinh hoặc bệnh tim mạch…khiến cho người bệnh có nguy cơ dễ mắc phải những bệnh vì rối loạn cảm giác hay thị giác, bị mất thăng bằng về ý thức… Do đó, cần phả đặc biệt lưu ý đến 4 dấu hiệu rối loạn tiền đình dưới đây bởi nếu có những triệu chứng này chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh.
Dấu hiệu 1: Chóng mặt, đầu óc quay cuồng
Đây là một trong những triệu chứng dấu hiệu đầu tiên mà bạn sẽ cảm thấy khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình. Ban đầu chỉ là những dấu hiệu thoáng qua, nhưng khi ở mức độ năng, tần suất sẽ tăng dần lên đáng kể.
Người bệnh sẽ có cảm giác về sự vận động xung quanh như một ảo giác, cùng với đó là sự di chuyển không ngừng giữa những vật thể khác nhau, có cảm giác như chúng đang xoay tròn. Kèm theo triệu chứng rối loạn tiền đình này là cảm giác buôn nôn, đổ mồi hôi trộm tại lòng bàn tay, bàn chân, lưng và bị mất thăng bằng, mắt mờ dần. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi hệ thần kinh bị chèn ép hoặc hệ thống dây thần kinh bị tổn thương.
Dấu hiệu 2: Cảm giác bị mất thăng bằng, đi lại không vững
Khi cơ thể bị mất thăng bằng, cơ thể sẽ có cảm giác bị lâng lâng, không đứng vững và không thể xác định được trọng lượng, giống như người đang say rượu. Biểu hiện rối loạn tiền đình này xảy ra khi toàn bộ hệ thống tại một vùng tiền đình ở mắt, ngoại tháp và tiểu não bị tổn thương và mất thông tin liên lạc với cơ thể gây nên. Thông thường, dấu hiệu rối loạn tiền này thường xảy ra ở những người đã có tiền sử trước đó kèm theo những triệu chứng về rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, căng thẳng.
Dấu hiệu 3: Đau đầu, trí nhớ suy giảm
Đau đầu thường xuyên xảy ra với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người bệnh có thể bị đau nửa đầu hoặc đau cả đầu sau đó lan dần xuống vùng sau gáy. Đau đầu kéo dài sẽ gây tổn thương cho các dây thần kinh trung ương, làm suy giảm trí nhớ. Không chỉ vậy nó còn làm cho người bệnh mất tập trung, không làm việc được,...
Dấu hiệu 4: Hay bị ù tai
Người bệnh luôn cảm thấy bên tai luôn có tiếng ong ong như tiếng côn trùng bay vo ve hay tiếng gió rít. Những âm thanh này không có thật mà chỉ là cảm giác của người bệnh, nó xuất hiện rõ nhất là vào ban đêm khi không gian yên tĩnh.
Biến chứng của rối loạn tiền đình
Hầu hết, bất cứ đối tượng người lớn tuổi nào cũng sẽ bị rối loạn tiền đình, đây còn được gọi là “căn bệnh công sở” do nhóm đối tượng mắc phải là dân văn phòng. Nguyên nhân là bởi họ phải làm trong điều kiện phải tiếp xúc nhiều với máy tính, trong phòng máy lạnh và không vận động nhiều. Áp lực công việc cũng làm gia tăng làm khả năng bị rối loạn tiền đình cao hơn. Nếu kéo dài trong thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng có hại cho sức khỏe như:
- Khi bị rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến khu vực dây thần kinh trung ương làm cho não bộ bị thiếu máu và có thể dấn đến tình trạng tai biến mạch máu não, đột quỵ não.
- Rối loạn tiền đình gây ra các biến chứng như thị giác bị quy giảm, khó khăn trong việc di chuyển do bị mất khả năng giữ thăng bằng,... bởi hệ thần kinh bị ảnh hưởng.
- Nguy hiểm nhất đối với những triệu chứng này nếu như bị xảy ra tại những điều kiện nhạy cảm như đang di chuyển trên đường, làm việc trên cao, hoạt động liên quan đến máy móc nguy hiểm, bị sốc đột ngột…có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Gây cản trở cho cuộc sống sinh hoạt, công việc hàng ngày do cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, người luôn trong tình trạng lâng lâng như trên mây, không thể tập trung.
Cách phòng bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả
Tích cực tập thể dục, vận động hàng ngày: Tập thể dục có thể giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, giúp cơ thể gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng thăng bằng.Vận động đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, theo giáo sư Steven Blair, chuyên ngành về khoa học vận động của trường Đại học South Carolina thì: "Vận động đều đặn làm gia tăng chức năng của bộ não, giữ được sự linh hoạt, trẻ trung, kể cả khả năng kéo dài tuổi thọ".
Sinh hoạt lành mạnh: Đảm bảo một nếp sống hữu ích cho sức khỏe, vào mùa hè nắng nóng nên tránh ra ngoài trời vào lúc nắng gắt, điều hòa nên để ở nhiệt độ 27 - 28 độ C, không nên nằm lâu trong phòng điều hòa. Không xem điện thoại lâu, đọc sách khi đi trên tàu, xe. Không nên tắm biển khi ánh nắng mặt trời tắt. Không nên thức khuya, tránh làm việc quá sức.
Không hút thuốc và uống nhiều rượu bia: Bia rượu và thuốc lá sẽ làm tăng lượng cholesterol có hại cho cơ thể, làm gia tăng nguy cơ máu đông dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình và tiềm ẩn nhiều đe dọa khác.
Ăn uống lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn uống cần cân bằng, đủ các dưỡng chất. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên ăn nhiều rau, quả, hạn chế đồ ngọt, mỡ bão hòa.
Phòng tránh stress: Cần tránh lo âu, sợ hãi...duy trì tinh thần vui vẻ, thư giãn. Sự yêu thương, quan tâm chia sẻ lẫn nhau sẽ khiến cơ thể gia tăng những nội tiết tố tích cực giúp tăng sức miễn dịch. Đây là cách phòng ngừa bệnh rất tốt và mang đến cuộc sống hạnh phúc.
Ngay khi có những dấu hiệu bị rối loạn tiền đình nên làm những động tác sơ cứu mát-xa đơn giản để giảm các triệu chứng đó. Và quan trọng hơn cả là nên điều trị dứt điểm tránh để bệnh phát triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm gây thiệt hại đến tính mạng
Để lại bình luận
5