- Giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của chúng ta?
- Vì sao bạn bị cơn đau đầu buổi sáng sớm? Điều trị như thế nào?
- Đau nhức trên đỉnh đầu là triệu chứng của bệnh gì? Làm sao khắc phục?
Vì sao bị đau đầu?
Theo Hiệp hội Đau đầu Thế giới (IHS), nguyên nhân vì sao bị đau đầu có thể bắt nguồn từ 70 nhóm khác nhau.
Có thể chia ra ba nhóm đau đầu cơ bản:
- Đau đầu do các nguyên nhân tại não: Ví dụ như đau đầu do u não, do tai biến mạch não, chấn thương sọ não, dị dạng mạch não....
- Đau đầu do bệnh lý của các cơ quan khác trong cơ thể như: Sốt, mất nước, tăng men gan, suy thận, suy kiệt, nhiễm độc, viêm mũi viêm xoang, các bệnh mạn tính kiểm soát không tốt....
- Đau đầu do căn nguyên tâm thần như: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, stress, rối loạn lo âu...
Đôi khi đau đầu do thay đổi nếp sống hàng ngày như: không được ngủ trưa, nằm ngủ tư thế không phù hợp, do nghén, do tiếng ồn nhiều, do thời tiết thay đổi v...v...
Phân biệt các loại bệnh đau đầu thường gặp
Các loại đau đầu khác nhau sẽ biểu hiện bằng những triệu chứng khác nhau, có khả năng gây ra mờ mắt, cơn đau nhói, âm ỉ, có khi dồn dập, kéo dài từ vài phút đến vài ngày.
Sau đây là phân loại bệnh đau đầu theo Hiệp hội đau đầu thế giới (International Headache Society hay HIS) năm 2004.
1. Đau nửa đầu Migraine
Migraine là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, gây đau một bên đầu theo từng cơn, thường có nôn ói đi kèm. Tỷ lệ mắc loại đau đầu này là 12% dân số. Hơn 75% trường hợp mắc bệnh migraine thì trong gia đình họ cũng sẽ có người bị bệnh. Bệnh này thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên và hiếm khi xuất hiện sau 60 tuổi. Độ tuổi bệnh nhân thường là từ 20 - 50 tuổi.
Đặc điểm của triệu chứng bệnh là đau ở một nửa đầu, người bệnh cảm thấy trong đầu như có sợi dây liên tục giật giật theo nhịp mạch đập. Mặt khác, cơn đau có khả năng luân chuyển, lúc bên ở nửa đầu này lúc sang nửa đầu bên kia. Cơn đau thường thay đổi cường độ từ nhẹ, chỉ có dấu hiệu đau thoáng qua cho đến đau dữ dội và có thể kéo dài từ nhiều giờ đến vài ngày. Triệu chứng đau hay xảy ra đột ngột hoặc có báo trước với các dấu hiệu như: hoa mắt, giảm thị lực, chóng mặt, ù tai, nhìn một thành hai, nói khó, tê buốt vùng da đầu. Cơn đau thường có xu hướng nặng lên khi người bệnh di chuyển, vận động, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế đầu.
Bệnh đau nửa đầu migraine có nhiều thể khác nhau:
- Migraine thông thường
- Migraien cổ điển
- Migraine liệt vận nhãn
- Migraine võng mạc
- Các hội chứng chu kỳ ở trẻ em
- Các biến chứng của Migraine
- Migraine không đáp ứng các tiêu chuẩn trên
- Đau nửa đầu
- Đau nửa đầu
2. Đau đầu do căng thẳng
Trong các phân loại bệnh đau đầu thì đau đầu vì căng thẳng được xếp vào hàng phổ biến nhất hiện nay. Cơn đau đầu do căng thẳng có thể xuất hiện tạm thời, có khi liên tục hàng ngày và kéo dài từ 30 phút đến vài ngày với tính chất đau nặng đầu như bị ép, cảm giác giống như có gì đó bó buộc vào đầu. Cường độ và mức độ đau thường dao động từ nhẹ đến vừa, có thể đau ở phần da đầu, thái dương hoặc đau sau gáy. Bệnh nhân thường đau hai bên đầu hoặc có khi lan tỏa khắp vùng đầu. Tuy nhiên, cơn đau thường không tăng lên đáng kể khi người bệnh vận động cơ thể nhẹ nhàng hoặc cử động leo cầu thang.
Trong các loại đau đầu, loại do căng thẳng có thể xem là bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do lối sống. Tình trạng này thường là do phản ứng của cơ đối với stress, trầm cảm, bị thương tổn ở đầu hoặc vì tâm trạng lo lắng suy nghĩ. Bệnh lý này xảy ra phổ biến nhất đối với người lớn và thanh niên, những người làm việc trong văn phòng công ty, người có thói quen tập trung vào màn hình máy tính quá lâu, làm việc quá sức...
Đau đầu do căng thẳng bao gồm các dạng:
- Đau đầu do căng thẳng có chu kỳ
- Đau đầu do căng thẳng mãn tính
- Đau đầu do căng thẳng không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
- Đau đầu do căng thẳng từ công việc văn phòng, từ thói quen không tốt
- Đau đầu do căng thẳng từ công việc văn phòng, từ thói quen không tốt
3. Đau đầu chuỗi và đau nửa đầu mãn tính
Đau đầu theo chuỗi phổ biến ở đối tượng nam giới (chiếm khoảng 80%), đặc biệt là nam giới từ 20 - 40 tuổi. Nhóm đối tượng này cũng thường xuất hiện các cơn đau nửa đầu mãn tính. Cơn đau thường gặp nhất theo từng vùng trên khuôn mặt, thường tập trung ở ổ mắt, sau đó lan tỏa đến vùng trán, thái dương, vùng gò má và cánh mũi. Cũng có thể đau xuất hiện ở vòm họng, xương hàm hay vùng cổ.
Đau đầu dạng này thường phân biệt các loại đau đầu bằng biểu hiện trở nên dữ dội và nhanh đạt đến cực điểm sau 10 phút, đau nhói buốt, những cơn đau không mạnh hơn khi bệnh nhân vận động, kèm theo một số triệu chứng về mắt hay mũi. Triệu chứng về mắt bao gồm: chảy nước mắt, xung huyết kết mạc, sụp mi, co đồng tử. Triệu chứng về mũi bao gồm: ngạt mũi một bên hoặc chảy nước mũi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp thêm dấu hiệu ra mồ hôi mặt, da ửng hồng ở vùng mắt hay trán. Triệu chứng bệnh thường được chia làm các nhóm:
- Đau đầu chuỗi
- Các cơn đau nửa đầu mãn tính
- Các chứng đau đầu giống đau đầu chuỗi không đáp ứng các tiêu chuẩn trên.
4. Các cơn đau đầu khác không do tổn thương cấu trúc
Loại này có nhiều thể khác nhau, bao gồm:
- Đau đầu theo kiểu dao đâm nguyên phát
- Đau đầu vì chèn ép ngoài sọ
- Đau đầu vì lạnh
- Đau đầu lành tính do ho
- Đau đầu lành tính do gắng sức
- Đau đầu có kèm theo sinh hoạt sinh dục.
5. Đau đầu sau chấn thương sọ
Hàng ngày, cả nước ghi nhận nhiều trường hợp chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị tai nạn giao thông, công nhân xây dựng té do sập giàn giáo, trẻ em bất chợt ngã từ gác lửng, người già trượt chân trong phòng tắm, các đối tượng hành hung đánh nhau vào đầu. Sau những sự cố như vậy, người bệnh cần phải hết sức chú ý đến triệu chứng đau đầu, bởi vì đây là một trong các loại đau đầu nguy hiểm.
Triệu chứng đau nhức đầu xuất hiện kèm theo biểu hiện ói mửa, động kinh hoặc thay đổi tri giác, gây ra tình trạng ngủ gà, lơ mơ rồi thậm chí hôn mê, kèm theo yếu liệt tay chân. Đây là những dấu hiệu cho thấy máu tụ trong sọ, cần được chẩn đoán và điều trị cấp cứu tại bệnh viện. Đau đầu sau chấn thương sọ được chia thành hai thể bệnh do tính chất của triệu chứng:
- Đau đầu cấp tính sau chấn thương
- Đau đầu mãn tính sau chấn thương
6. Đau đầu kèm theo các bệnh lý mạch máu
Máu và mạch máu là thành phần quan trọng, đóng vai trò sống còn đối với cơ thể. Khi có các vấn đề bất thường sau đây với mạch máu, cơ thể bệnh nhân sẽ báo hiệu triệu chứng đau đầu:
- Tình trạng thiếu máu não cấp tính.
- Ổ máu tụ trong sọ.
- Xuất huyết dưới nhện.
- Dị dạng mạch máu não không vỡ.
- Viêm động mạch.
- Đau động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống.
- Xuất hiện huyết khối tĩnh mạch.
- Tăng huyết áp động mạch.
- Đau đầu kèm theo các bệnh mạch máu khác.
7. Đau đầu kèm theo bệnh lý nội sọ không do mạch máu
Nhóm đau đầu này liên quan đến các tình trạng sau đây:
- Tăng áp lực dịch não tuỷ.
- Giảm áp lực dịch não tuỷ.
- Nhiễm khuẩn nội sọ.
- Sarcoidosis và các bệnh viêm vô khuẩn nội sọ khác.
- Đau đầu liên quan đến việc tiêm vào khoang dịch não tuỷ.
- U nội sọ.
- Đau đầu kèm theo bệnh nội sọ khác.
8. Đau đầu liên quan tới hóa chất
Những ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể bao gồm việc gây ra đau đầu. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc mãn tính phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc, được chia làm các loại nhỏ như sau:
- Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc cấp tính với hóa chất
- Đau đầu do sử dụng hoặc tiếp xúc mãn tính với hóa chất
- Đau đầu do ngừng sử dụng hóa chất (cấp tính)
- Đau đầu do ngừng sử dụng hóa chất (mãn tính)
- Đau đầu có liên quan đến hóa chất nhưng cơ chế không xác định.
9. Đau đầu kèm theo nhiễm khuẩn ngoài não
Tình trạng này bao gồm:
- Nhiễm virus
- Nhiễm khuẩn
- Đau đầu liên quan tới bệnh truyền nhiễm khác.
10. Đau đầu do rối loạn chuyển hoá
Khoảng 19% dân số nước ta đang mắc phải hội chứng rối loạn chuyển hóa. Đau đầu do rối loạn chuyển hóa là một trong các loại đau đầu nguy hiểm với các nguyên nhân như:
- Tình trạng thiếu oxy
- Tăng phân áp CO2 trong máu
- Thiếu O2 và tăng phân áp CO2 hỗn hợp
- Hạ đường huyết
- Vấn đề trong lọc máu
- Đau đầu liên quan tới rối loạn chuyển hoá khác
11. Đau đầu hoặc đau mặt có kèm theo các bệnh lý về xương
Xương sọ, gáy, mắt, tai, mũi, xoang, răng, miệng hoặc các cấu trúc sọ, mặt khác. Tình trạng đau đầu này diễn ra tại các bộ phận:
- Xương sọ
- Gáy
- Mắt
- Tai
- Mũi và xoang (Đau đầu này được đặc trưng bởi cơn đau và cảm giác nặng tại xoang, thường là ở trước trán)
- Răng, hàm và các cấu trúc liên quan
- Bệnh khớp thái dương - hàm.
12. Các chứng đau đầu do đau dây thần kinh
Dây thần kinh sọ, thân dây thần kinh và do mất dẫn truyền ly tâm. Phân loại bệnh đau đầu này dựa vào các nguyên nhân:
- Đau dai dẳng các dây thần kinh sọ
- Đau dây thần kinh sinh ba
- Đau dây thần kinh lưỡi – hầu
- Đau dây thần kinh số VII phụ
- Đau dây thần kinh hầu trên
- Đau dây thần kinh chẩm
- Nguyên nhân trung ương của đau đầu mặt và TIC
- Đau mặt không đáp ứng các tiêu chuẩn trong nhóm 11 hoặc 12.
13. Đau đầu do stress
Kiểu đau đầu này thường biểu hiện cảm giác đau và thắt chặt xung quanh đầu, thỉnh thoảng lan rộng toàn bộ đầu. Bạn nên giảm bớt stress cũng như áp lực trong cuộc sống để hạn chế kiểu đau này. Chuyện này có vẻ không dễ dàng với nhiều người, tuy nhiên hãy cố gắng tập thói quen suy nghĩ tích cực mỗi ngày cùng với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đó!
14. Đau đầu do hormone
Một vài phụ nữ bị đau đầu hay đau nửa đầu migraine ở những thời điểm xác định trong tháng, đặc biệt là trước, sau hay trong suốt kỳ kinh nguyệt. May mắn là, chúng có thể dự đoán trước được, do đó bạn nên có biện pháp phòng ngừa và cố ghi nhớ những yếu tố kích thích.
Triệu chứng đau đầu ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, vì thế đôi khi chúng ta chỉ đơn giản là uống thuốc giảm đau và tiếp tục công việc. Nhưng bạn cần nhớ rằng, luôn có lý do cho việc cơ thể chúng ta cảm thấy không thoải mái. Do đó, chúng ta cần hiểu biết hơn để có khả năng xử lý bất kỳ cơn đau đầu nào xảy ra. Cách điều trị tốt nhất đó là hãy ngăn ngừa trước.
Mỗi khi bị đau đầu, việc xác định kiểu đau có ý nghĩa rất quan trọng để giúp bạn có cách xử lý triệu chứng khó chịu này. Sau đây là những điều bạn nên làm:
- Ghi lại nhật ký cơn đau đầu để theo dõi triệu chứng
- Chăm sóc thật tốt giấc ngủ của bạn
- Xem lại lượng chocolate, phô mai, thịt nguội, rượu đỏ và chất cồn
- Theo dõi triệu chứng đau cổ, vì nó thường liên quan đến đau đầu
- Đánh giá mức độ stress của bạn
- Xem lại lượng caffeine bạn sử dụng có liên quan gì đến đau đầu không
- Uống vitamin B tổng hợp; giải pháp này phù hợp với những người thận trọng khi sử dụng thuốc
- Bổ sung Magne, một yếu tố ngăn cản migraine
- Nên massage, đặc biệt là vùng thái dương
- Kiểm soát các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, thực phẩm, bụi bẩn…
Hãy tạm ngưng công việc mỗi khi bạn bị đau đầu để thư giãn và nghỉ ngơi, đừng cố gắng quá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn về lâu dài đấy.
Để lại bình luận
5