- Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi mất ngủ dài ngày?
- Hậu quả kinh khủng từ việc thiếu ngủ khoa học mới tìm ra, đó là gì?
- Giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của chúng ta?
Ngủ không đủ giấc có thể tàn phá cơ thể bạn
Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkeley (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn. Dù thời gian ngủ khác nhau tùy từng cá nhân, hầu hết người trưởng thành vẫn cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng một đêm.
Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc
Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ. Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống.
Những hậu quả lâu dài về sức khỏe sẽ vượt xa những lý do làm bạn ngủ ít đi. Ngủ thêm 2 tiếng mỗi đêm không chỉ cải thiện sức khỏe nói chung mà còn có thể thấy những thay đổi đáng kể về sức khỏe tinh thần nói riêng. Tối ưu hóa thời gian đốt cháy chất béo, thời gian để nạp năng lượng và tự sửa chữa là 2 trong số rất nhiều lợi ích của việc ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn sẽ cảm thấy rất biết ơn bạn nếu bạn ngủ đủ mỗi ngày.
Thời gian ngủ đủ khác nhau theo độ tuổi
- Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14 - 17 giờ mỗi ngày
- Trẻ sơ sinh (4-11 tháng): 12 - 15 giờ
- Trẻ em (1-2 tuổi): 11 - 14 giờ
- Trẻ mẫu giáo (3-5): 10 - 13 giờ
- Các em học sinh trong độ tuổi (6-13): 9 - 11 giờ
- Thiếu niên (14-17): 8 - 10 giờ
- Người lớn (18-64): 7 - 9 giờ
- Người lớn tuổi (65 tuổi): 7 - 8 giờ.
Thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến ngoại hình như thế nào?
Thời lượng ngủ thích hợp có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo người lớn nên ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm. Các chuyên gai cũng ước tính rằng cứ 3 người lớn thì có 1 người ngủ không đủ giấc.
1. Tế bào da không có đủ thời gian tái tạo
Ban đêm là thời điểm các tế bào da tái tạo và phục hồi từ những tổn thương trong ngày. Nếu bạn không ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, da bạn sẽ không có đủ thời gian để tự tái tạo và chữa lành, và điều này sẽ làm tăng nguy cơ lão hóa sớm của bạn.
2. Mụn
Hàm lượng hormone căng thẳng cortisol thường xuống thấp vào ban đêm theo quy luật tự nhiên. Nhưng nếu bạn thức khuya và làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, hàm lượng cortisol trong cơ thể bạn sẽ duy trì ở mức cao, đồng nghĩa với việc các tuyến bã nhờn liên tục bị kích thích, khiến da bạn dễ mọc mụn hàng loạt.
3. Lỗ chân lông to ra
Một tác hại khác của việc tuyến bã nhờn luôn bị kích thích do thiếu ngủ là các lỗ chân lông sẽ to ra và dễ bị bí tắc.
4. Tăng nguy cơ tổn thương do ánh nắng mặt trời
Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để cơ thể sản sinh các chất chống oxy hóa tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ dẫn đến giảm sản sinh các chất chống oxy hóa, từ đó làm giảm khả năng tự bảo vệ khỏi tia UV của làn da.
5. Tăng nguy cơ viêm da
Nghiên cứu đã chứng minh rằng thiếu ngủ làm giảm lượng tế bào bạch cầu, từ đó làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn da.
6. Bọng mắt to và thâm hơn
Hệ bạch huyết của cơ thể có vai trò như một hệ thống xả thải, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và các chất lỏng dư thừa. Thiếu ngủ ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ bạch huyết, gây tình trạng tích tụ chất lỏng thừa, dẫn đến sưng bọng mắt.
7. Da xỉn màu, tái nhợt
Thiếu ngủ làm gián đoạn các chu trình sinh học bình thường của da, bao gồm cả chu trình tái tạo da vào ban đêm. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ tế bào chết trên bề mặt da, khiến da bạn xanh xao hoặc xỉn màu.
8. Bệnh vảy nến và bệnh chàm eczema
Khi bạn ngủ không đủ giấc, lượng hormone cortisol gây căng thẳng trong cơ thể sẽ tăng cao, từ đó kích thích các bệnh lý về da như bệnh vảy nến hay bệnh chàm.
Để lại bình luận
5