- Lão Hóa Là Gì - Nguyên Nhân Gây Lão Hóa Da
- Có nên nặn mụn không? Bị mụn nên làm gì?
- 5 loại vitamin làm đẹp giúp đẩy lùi lão hóa, khiến bạn muốn già cũng khó
Mụn ở cằm không chỉ khiến chị em cảm thấy đau nhức khó chịu, mất tự tin, mà nó còn là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang chăm sóc da không đúng cách hoặc nội tiết tố bị rối loạn.
1. Nguyên nhân gây mụn ở cằm
Hầu hết các loại mụn ở cằm thường là mụn trứng cá. Nó thường nổi rõ, ửng đỏ, có đầu trắng hoặc đầu đen khiến chị em khó chịu, mất tự tin.
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là do vệ sinh da không đúng cách, không bảo vệ da cẩn thận, chế độ ăn uống không khoa học, thay đổi, rối loạn nội tiết tố, do gan thận không hoạt động tốt hoặc biểu hiện của các bệnh phụ khoa.
Vệ sinh da sai cách
- Mũi và cằm là những vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Do đó, nếu không làm sạch da đúng cách bằng tẩy trang mỗi tối, dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày và tẩy da chết thường xuyên. Thì vi khuẩn, bã nhờn, bụi bẩn sẽ tích tụ lại dưới da gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành nốt mụn.
- Nếu tình trạng này kéo dài, da sẽ dần suy yếu, tạo ra môi trường yếm khí để vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P.Acnes) – một loại vi khuẩn gây mụn sinh sôi mạnh. Đồng thời khiến cho tốc độ lão hóa da nhanh hơn gây ra nếp nhăn, da sạm nám, thiếu sức sống.
Không bảo vệ da cẩn thận
- Rất nhiều chị em vẫn chủ quan đi ra đường không bôi kem chống nắng và không che chắn da cẩn thận. Điều này sẽ khiến da chịu tác động trực tiếp của tia cực tím, khói bụi và ô nhiễm. Dẫn tới cấu trúc sợi collagen trong da bị phân mảnh và suy yếu, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đồng thời khiến da dễ mất đi độ ẩm, bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng tích tụ trên bề mặt da, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông.
Chế độ ăn uống kém khoa học
- Các món xào, chiên rán, cay luôn có một sức quyến rũ đặc biệt với hương vị thơm ngon. Nhưng đó cũng chính là cái bẫy gây ra mụn cho da. Các loại đồ ăn này sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc gây ra mụn.
Thay đổi, rối loạn nội tiết tố
- Bước vào độ tuổi dậy thì hay trước và trong chu kỳ kinh nguyệt nồng độ của các hormone nội tiết đều thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết bã nhờn và tăng nguy cơ hình thành mụn ở cằm.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ, làm việc quá sức, áp lực, stress… Cùng với việc sử dụng các loại hóa chất, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê… cũng gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố.
Chức năng gan, thận bị suy giảm
- Mụn ở cằm cũng là dấu hiệu cho thấy chức năng gan, thận đang suy giảm. Chúng không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, khiến gan, thận bị nhiễm gây ra hiện tượng mụn nhọt, mẩn ngứa…
Biểu hiện của các bệnh phụ khoa
- Tình trạng mụn ở cằm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang mắc bệnh phụ khoa như: hội chứng buồng trứng đa nang, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung, nhiễm nấm âm đạo,… Tuy nhiên, trường hợp này rất ít. Chị em nên quan sát thêm những biểu hiện của vùng kín hoặc đến bệnh viện để có được chuẩn đoán phù hợp.
2. Cách điều trị mụn ở cằm dứt điểm
Nếu đã từng bị mụn ở cằm hẳn chị em sẽ thấy “lũ mụn” này quả thật đáng ghét, vì chúng rất khó chữa triệt để. Việc bóp, nặn đôi khi dẫn tới mụn chuyển thành mụn viêm khó điều trị. Hoặc một thời gian sau lại thấy mụn xuất hiện trở lại. Do đó, phương pháp thông thường dường như kém hiệu quả. Chị em nên áp dụng theo phương pháp dưới đây.
Chăm sóc da mặt đúng cách
- Rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng sữa rửa mặt dành riêng cho da mụn.
- Trước bước rửa mặt buổi tối cần tẩy trang để loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn.
- Chườm một túi đá lên khu vực mụn ở cằm trong khoảng 5 phút để giúp giảm mẩn đỏ.
- Bôi kem trị mụn chuyên sâu chứa các thành phần kháng khuẩn và làm dịu da.
- Dùng kem dưỡng dành cho da mụn để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Xông mặt bằng thảo dược để làm sạch da từ sâu bên trong, đẩy nhân mụn lên bề mặt da.
- Đắp mặt nạ thảo mộc hoặc mặt nạ đất sét để hút bớt dầu thừa và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho da khỏe mạnh, mịn màng.
- Không nên cố gắng nặn mụn bằng tay hay sử dụng bất cứ vật nào để lấy mụn ra vì có thể gây nhiễm trùng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
- Tẩy da chết thường xuyên từ 1-2 lần/tuần để giúp da thông thoáng không bị tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Khi đi ra ngoài cần bôi kem chống nắng cẩn thận để bảo vệ da trước tia UV.
- Nên đến các spa uy tín để được nhân viên chuyên nghiệp lấy nhân mụn theo đúng quy trình.
- Nếu tình trạng mụn không suy giảm cần đi khám bác sĩ da liễu để có lời khuyên cụ thể về cách điều trị.
Chú ý chế độ dinh dưỡng
- Uống ít nhất 2l nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường của gan và thận.
- Hạn chế uống nước ngọt, ăn đồ cay nóng, chiên rán.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi. Có thể chế biến thành sinh tố và nước ép để thanh lọc cơ thể, thải độc ra ngoài.
- Ăn đồ thanh đạm, không nên ăn quá mặn, quá nhiều đồ ngọt.
- Ăn các loại thịt trắng như gà, cá… giúp cơ thể giải nhiệt tốt hơn các loại thịt đỏ.
Chế độ nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý
- Không thức quá 11h đêm.
- Ngủ đủ 7- 8h/ngày để luôn giữ tinh thần thoải mái.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh bị stress, suy nhược.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường khả năng trao đổi chất trong cơ thể và đào thải độc tố qua da.
- Thường xuyên vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da mặt (vỏ chăn, gối, ga trải giường, khăn mặt, màn hình điện thoại…) để hạn chế vi khuẩn.
Mụn ở cằm sẽ không còn tái đi tái lại nhiều lần nếu chị em áp dụng đúng những nguyên tắc trên. Tuy nhiên, nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, có xu hướng lan rộng và sưng viêm mưng mủ, bạn vẫn nên tới phòng khám da liễu để bác sĩ chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Để lại bình luận
5