Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ nhận thấy căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Ước tính có một nửa số sản phụ mắc vấn đề táo bón trong các giai đoạn của thai kỳ nhưng rất nhiều trong số đó vẫn chưa biết các biện pháp điều trị và phòng tránh.
1. Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?
Táo bón ở bà bầu có thể chưa tới mức nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng tác động cực kỳ xấu tới chất lượng cuộc sống và có thể là nguyên nhân góp phần gây ra sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, ...
Táo bón nói chung và táo bón ở bà bầu nói riêng là một trong số các nguyên nhân làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,... Cảm giác khi ấy rất khó chịu, cơn đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát vùng hậu môn,..., táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn,... Tất cả làm ảnh hưởng rất không tốt đến cả mẹ và thai nhi.
Ngoài ra còn có một số hậu quả khó lường mà bạn cần biết nếu đang mắc căn bệnh táo bón trong thai kỳ:
- Khi người mang thai dùng lực rặn, đưa chất thải rắn ra ngoài dễ gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Các chất độc có trong phân như phenol, amoniac, indol... nếu tồn đọng trong ruột quá lâu sẽ bị hấp thụ ngược.
- Tâm lý người mẹ bị áp lực, căng thẳng và thường cáu gắt.
- Suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con.
2. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Sự thiếu hiểu biết về căn bệnh táo bón ở bà bầu, đặc biệt là nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến việc điều trị sai, làm bệnh thêm trầm trọng.
Hãy cùng tìm hiểu một vài nguyên nhân táo bón ở bà bầu:
- Sự gia tăng hormone progesterone khi mang thai gây ra sự thư giãn của cơ bắp của bạn. Điều đó bao gồm ruột của bạn. Và ruột di chuyển chậm hơn có nghĩa là tiêu hóa chậm hơn.
- Tử cung phát triển, chèn ép một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch dưới. Mặt khác, thai nhi cũng càng ngày càng lớn chiếm chỗ trong ổ bụng, chèn ép thu hẹp không gian của đường tiêu hóa, cũng làm thức ăn di chuyển chậm hơn.
- Thai phụ bị mất nước do nôn nghén trong ba tháng đầu, gây chứng táo bón
- Bà bầu rất dễ lười vận động, đặc biệt là khi gần vào cuối thai kỳ vì bụng đã nặng và chân sưng đau. Điều này cũng dẫn đến táo bón ở bà bầu.
- Rất nhiều bà bầu cần bổ sung canxi và sắt cho sự phát triển xương của thai nhi. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều 2 yếu tố vi lượng này này cũng sẽ gây táo bón.
- Thai phụ đã hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng liều lượng cao.
- Bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc nhược giáp cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở bà bầu.
- Thói quen nhịn đi vệ sinh cũng gây rối loạn tiêu hóa, táo bón. Ngoài ra việc ăn uống quá nhiều, cơ thể không hấp thụ và tiêu hóa kịp cũng dẫn đến táo bón.
3. Chữa trị và phòng bệnh táo bón ở bà bầu hiệu quả
Thai kỳ chính là khoảng thời gian nhạy cảm mà khi gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ khiến cho mẹ bầu hoang mang lo lắng. Nhất là với chứng táo bón, một tình trạng phổ biến gây ra nhiều hệ lụy cho cả sức khỏe và sinh hoạt.
Tuy nhiên, với những cách trị táo bón cho bà bầu được hướng dẫn chi tiết dưới đây, các chị em sẽ sớm thoát khỏi nỗi lo táo bón thai kỳ.
3.1. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Đây là cách trị táo bón đơn giản nhất cho mẹ bầu mà các chuyên ra khuyên rằng nên chú ý thực hiện. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bà bầu nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Chất xơ cũng chính là nguồn nguyên liệu quan trong tạo ra khối phân. Đồng thời giúp cho phân di chuyển một cách dễ dàng trong đường ruột.
Mẹ bầu có thể tăng cường chất xơ cho cơ thể từ một số loại thực phẩm lành mạnh sau đây:
- Rau xanh có tính nhuận tràng như mồng tơi, rau đay, ngọn rau lang…
- Ngũ cốc nguyên hạt như mè đen, ngô, hạt kê, bột yến mạch…
- Trái cây tươi và các loại đậu
3.2. Massage vùng bụng
Massage vùng bụng cũng là một phương án trị táo bón cho bà bầu rất an toàn và dễ thực hiện. Sử dụng lực từ bàn và ngón tay massage nhẹ nhàng khu vực bụng sẽ có thể gây kích thích và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, massage đúng cách còn giúp khắc phục được một số triệu chứng khác như căng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng. Mẹ bầu cần lưu ý sử dụng lực tay nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương vùng da và mô cơ, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề rủi ro khác.
3.3. Uống nhiều nước
Khi bị táo bón mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể. Cung cấp đủ nước sẽ hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân. Đồng thời còn hỗ trợ tốt hơn cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Mỗi ngày, bà bầu nên uống trung bình khoảng từ 2 – 2,5 lít nước. Trong trường hợp đang uống bổ sung viên sắt hay canxi thì nên tăng lượng nước. Điều này sẽ giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
3.4. Tập luyện hợp lý
Tập luyện hợp lý cũng là một trong những cách trị táo bón cho bà bầu rất an toàn. Tập thể dục không chỉ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn mà còn tăng cường
Ngoài ra, tập luyện đều đặn mỗi này còn giúp bà bầu giải tỏa bớt căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái. Điều này cũng là yếu tố quan trọng giúp cải thiện tốt hơn tình trạng táo bón.
Đi bộ thể dục hay một số động tác yoga đơn giản là những bài tập rất phù hợp với chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các chị em cần chú ý tập luyện với cường độ và thời gian hợp lý để luôn có một thai kỳ khỏe mạnh.
3.5. Uống trà bồ công anh
Loại trà này có tác dụng tốt trong việc kích thích gan tiết ra nhiều dịch mật hơn. Điều này giúp cho việc tiêu hóa thức ăn ở trong đường ruột diễn ra suôn sẻ hơn.
Ngoài ra, trà bồ công anh còn có tác dụng cung cấp nước, lợi tiểu, kích thích hoạt động của nhu động ruột. Khi bị táo bón nhẹ, bà bầu có thể sử dụng loại trà này để khắc phục.
Bà bầu nên uống trà bồ công anh ngay sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, trong trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi thì bà bầu cũng có thể dùng nó để giảm bớt cảm giác khó chịu.
3.6. Trị táo bón cho bà bầu bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc từ lâu đời đã nổi tiếng với tác dụng thanh lọc và thư giãn cơ thể. Sử dụng trà hoa cúc cũng được xem là một cách trị táo bón an toàn cho bà bầu. Một số tinh chất có trong trà hoa cúc được cho là kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, loại trà này còn là một liều thuốc vô cùng bổ dưỡng cho tinh thần, giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Bà bầu có thể uống một ly trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.
3.7. Sử dụng mật ong và mè đen
Đây cũng là cách trị táo bón cho bà bầu rất thông dụng hiện nay. Mật ong là nguyên liệu hoạt động tương tự như một chất bôi trơn đường ruột. Đồng thời nó còn hỗ trợ tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.
Cùng với đó khi kết hợp với mè đen lại là thực phẩm giàu chất xơ và có đặc tính nhuận tràng. Điều này sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn trong việc khắc phục tình trạng táo bón.
Thực hiện:
- Cần chuẩn bị 50g mè đen cùng 30ml mật ong.
- Mè đen cho lên chảo rang trên lửa nhỏ đến khi nghe mùi thơm.
- Trộn mè đen đã rang với mật ong rồi chia làm 2 lần ăn trong ngày.
- Dùng liên tục trong vài ba ngày sẽ thấy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
3.8. Bổ sung magie
Magie là một khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động tiêu hóa. Nó giúp hút được nhiều nước hơn vào bên trong thành ruột, từ đó sẽ làm mềm phân. Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang bị táo bón thì bà bầu nên bổ sung cho cơ thể khoảng 350mg magie mỗi ngày.
Cách tốt nhất để cung cấp magie cho cơ thể chính là thông qua con đường ăn uống. Bơ, chuối, hạt chia, hạt óc chó, sữa chua, rau lá xanh đậm… là những nguồn thực phẩm rất giàu magie. Nếu chế độ ăn không thể đáp ứng nhu cầu magie cơ thể cần, bạn có thể tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng viên uống bổ sung.
3.9. Dầu dừa trị táo bón cho bà bầu
Sử dụng dầu dừa cũng là một phương án an toàn có thể giúp mẹ bầu sớm thoát khỏi tình trạng táo bón. Một số loại acid béo chuỗi trung bình có trong dầu dừa sẽ giúp cung cấp nhanh năng lượng cho các tế bào ở đường ruột.
Từ đó có thể kích thích ruột, làm mềm phân và tăng cường trao đổi chất. Hiệu quả bôi trơn của dầu dừa cũng sẽ phát huy tốt tác dụng làm giảm ma sát trong quá trình đại tiện.
Bà bầu có thể sử dụng từ 1 – 2 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày khi đang bị táo bón. Dùng dầu dừa để trộn salad, xào nấu món ăn hay pha với nước ấm để uống đều là những lựa chọn hữu hiệu.
3.10. Quả sung chữa táo bón khi mang thai
Quả sung từ lâu đã góp tên mình vào danh sách những vị thuốc nhuận tràng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có hàm lượng chất xơ rất dồi dào. Chính vì thế mà nó được tin dùng để trị chứng táo bón cho bà bầu.
Thực hiện:
- Cần có 10g quả sung tươi và 1 đoạn ruột già của lợn.
- Sung đem rửa sạch với nước muối rồi bổ đôi và hầm chung với ruột lợn đã sơ chế sạch với chanh và muối.
- Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, cần dùng liên tục trong 5 – 7 ngày để nhận được kết quả.
3.11. Nước ép táo trị táo bón cho bà bầu
Táo là loại trái cây có hàm lượng chất xơ hòa tan tương đối cao, nó hoạt động chủ yếu dưới dạng pectin. Chất xơ hòa tan trong táo có tác dụng giống như một loại thuốc nhuận tràng. Chính vì thế mà nước ép táo được cho là có công dụng trị chứng táo bón thai kỳ an toàn.
Ngoài chức năng làm mềm phân thì dùng nước ép táo còn giúp giảm thời gian vận chuyển thức ăn trong đường ruột. Từ đó sẽ ngăn ngừa được tình trạng táo bón tiếp diễn.
Bên cạnh đó, loại nước ép này còn chứa nhiều thành phần tốt có thể tiêu diệt vi khuẩn gây hại để cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, tránh lạm dụng uống quá nhiều nước ép táo bởi sẽ có nguy cơ gặp tình trạng phản tác dụng khiến triệu chứng nặng nề thêm.
3.12. Sử dụng thuốc
Trong nhiều trường hợp, tình trạng táo bón ở mẹ bầu trở nên nặng nề thì các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ không thể đáp ứng. Mặc dù việc dùng thuốc khi mang thai thường không được khuyến khích nhưng đây dường như là tình huống bắt buộc.
Táo bón ở bà bầu đôi khi không đơn giản chỉ là hệ quả do quá trình ăn uống, sinh hoạt. Phần lớn đây là dấu hiệu của bệnh trĩ do áp lực khi mang thai đè nén lên thành hậu môn. Khi đó việc dùng thuốc là lựa chọn duy nhất để nhanh khỏi bệnh.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bà bầu nên tránh một số loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... và thực phẩm có hạt trong thời gian bị táo bón.
Những kiến thức bổ ích về triệu chứng táo bón ở bà bầu sẽ giúp các bà bầu nhanh chóng vượt qua căn bệnh khó chịu này. Rất ít người quan tâm hoặc cảm thấy ngại nói ra khi mắc bệnh này trong thai kỳ. Chính vì thế, hãy gặp bác sĩ tại các bệnh viện uy tín để có được những lời khuyên và cách chữa trị đúng đắn nhất dành cho cả mẹ lẫn thai nhi sắp chào đời.
Để lại bình luận
5