- Cây cỏ máu là cây gì? Cây cỏ máu có tác dụng gì với sức khỏe?
- 7 thói quen dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ bố mẹ nên kiểm soát
- Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra giữ nguyên giá trị dinh dưỡng
Cùng tìm hiểu những công dụng của táo mèo đối với sức khỏe và làm đẹp dưới đây.
1. Táo mèo là loại quả gì?
Ở nước ta, táo mèo mọc tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
Táo mèo có vị ăn chát, chua, thường được lấy để ngâm rượu và làm nguyên liệu chữa bệnh theo quan niệm dân gian. Sau đây là các tác dụng của táo mèo
2. Công dụng của táo mèo đối với sức khỏe
2.1 Giúp ăn uống ngon miệng và hỗ trợ hệ tiêu hóa
Táo mèo có khả năng giúp tiêu hóa do tăng bài tiết pepsin dịch vị và axit mật, vị chát chua của táo mèo từ chất pepsin dịch vị và axit mật có khả năng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn uống nhiều dầu mỡ và thịt. Đây là lý do giải thích cho việc người ta thường uống rượu táo mèo trong bữa ăn để giúp ăn uống ngon miệng hơn và hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Bài thuốc từ táo mèo để tăng cường khả năng tiêu hóa: dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300ml rượu trắng (lưu ý để táo mèo và rượu được ngấm hòa quyện thì phải lắc bình 1 ngày 1 lần). Sau một tuần có thể đem ra uống, liều lượng 1 ngày uống 2 lần, mỗi lần 10ml -15 ml. Sau khi uống hết rượu, có thể trộn hỗn hợp táo mèo với đường kính làm món ăn vặt....
2.2 Giúp hạ mỡ máu, bảo vệ gan, kháng khuẩn
Theo nghiên cứu từ Đông ý, quả táo mèo có tác dụng làm giảm động mạch vành vì thế sẽ chống rối loạn nhịp tim, cường tim và hạ áp. Do đó, rượu táo mèo giúp cho người bệnh hạ mỡ máu đồng thời bảo vệ gan và kháng khuẩn rất tốt.
- Bài thuốc từ táo mèo để chữa gan nhiễm mỡ: mỗi ngày ăn 5 - 7 quả táo mèo hoặc sắc nước uống khoảng 10 - 15 quả.
- Bài thuốc từ táo mèo để chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: táo mèo 15 gam, lá sen 15 gam sắc nước uống thay trà trong ngày.
2.3 Giúp hỗ trợ giảm cân
Táo mèo được coi là giải pháp tối ưu đối với những người bị bệnh béo phì hoặc những người có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cao sẽ dễ bị đầy bụng khi ăn nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Giải pháp cho vấn đề này đó là bổ sung vào thực đơn rượu táo mèo để giúp giảm lượng chất béo no không tốt khi hấp thụ vào cơ thể và giúp giảm đầy triệu chứng bị đầy hơi, khó tiêu...
- Bài thuốc từ táo mèo để giảm cân: uống giấm táo mèo pha với nước từ 2 lần - 3 lần trong 1 tuần với hàm lượng vitamin c sẽ giúp đẹp da, giảm cân và tiêu mỡ bụng.
3. Công dụng của táo mèo trong việc làm đẹp
3.1 Làm trắng, mịn da toàn thân
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, giấm táo còn là phương pháp làm đẹp tự nhiên được nhiều phụ nữ ưa chuộng
- Phương pháp 1: Sau khi làm ướt người, mát xa nhẹ nhàng giấm táo để các thành phần thẩm thấu vào trong da sẽ khiến da mịn màng, thư giãn (lưu ý chỉ sử dụng 1 chén giấm táo, quá liều lượng có thể gây kích ứng da vì trong giấm táo có chứa axit).
- Phương pháp 2: Pha giấm táo với nước tỷ lệ 1 : 2 hoặc 1 : 1 để làm toner giúp cân bằng độ ẩm (độ PH) cho da, tăng khả năng đàn hồi và làm căng mọng da.
- Phương pháp 3: Làm mặt nạ giấm táo (trộn giấm táo với mặt nạ đất sét theo tỉ lệ 1 : 1, có thể thêm vài giọt tinh dầu hoa anh thảo hoặc tinh dầu trà)… sau đó đắp lên da khoảng 15 phút và rửa sạch.
3.2 Điều trị mụn
Giấm táo còn là vị cứu tinh của làn da mỗi khi bị nổi mụn. Chỉ cần sử dụng giấm táo thoa lên những nốt mụn mỗi tối trước khi đi ngủ đảm bảo những nốt mụn dù cứng đầu nhất cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau 2-3 ngày.
3.3 Công dụng của táo mèo - thu nhỏ lỗ chân lông
Giấm táo mèo còn có thể làm toner hàng ngày giúp bạn thu nhỏ lỗ chân lông, giảm dầu trên da mặt hiệu quả.
Cách sử dụng: trộn hỗn hợp giấm táo với nước theo tỉ lệ 1 : 3 rồi dùng hỗn hợp đó để thoa lên mặt. Tính acid có trong giấm táo sẽ làm khít lỗ chân lông, giúp da trở nên sáng bóng, mịn màng.
Tuy nhiên, vì giấm táo có tính axit nên đối với những làn da nhạy cảm, da mỏng phải thử trước toner ở vùng cổ tay, nếu không bị kích ứng mới sử dụng được.
3.4 Xóa mờ vết thâm
Vết thâm là tàn dư mỗi khi da bị nổi mụn, công dụng của táo mèo trong việc xóa mờ vết thâm cũng rất hiệu quả.
Cách sử dụng: pha loãng nước với giấm táo mèo theo tỉ lệ 1 : 2, sau đó dùng tăm bông bôi lên những vết thâm hoặc vết chân chim, làm đều đặn trong 2 tuần sẽ thấy những vết thâm nhạt đi dần.
4. Hướng dẫn cách ngâm rượu táo mèo
Nguyên liệu:
- 500 gam táo mèo.
- Muối tinh: 100 gam.
Cách làm:
- Bước 1: thái lát táo mèo và ngâm muối khoảng 1 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Bước 2: xếp táo mèo đã ráo vào một lọ thủy tinh (có nắp đậy), đổ nước ấm khoảng 40 độ vào lọ, đậy nắp.
- Bước 3: sau một tháng, gạn hết phần táo mèo trong lọ thủy tinh, chắt giấm táo ra một lọ thủy tinh khác rồi sử dụng dần (lưu ý luôn để ở nhiệt độ phòng).
Trên đây là một số lợi ích và công dụng mà táo mèo đối với sức khỏe và làn da chúng ta. Loại quả này không hề khó tìm, bạn còn chần chờ gì nữa hãy nhanh tay ngâm những lọ táo mèo hoặc làm giấm táo để sử dụng trong gia đình, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa làm đẹp da.
5. Những lưu ý khi sử dụng táo mèo
5.1 Đối tượng nào không được sử dụng táo mèo
Táo mèo dù có nhiều công dụng tốt, tuy nhiên đối với các trường hợp sau sẽ trở nên cực độc hại:
- Bà bầu: hợp chất trong táo mèo làm giảm lipit trong cơ thể (lipit rất cần cho sự phát triển của thai nhi). Do đó, khi mang thai tuyệt đối không được ăn táo mèo.
- Người gặp vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, bị bệnh dạ dày: táo mèo có chưa axit, hợp chất này không tốt cho sức khỏe người bệnh.
5.2 Sử dụng táo mèo với liều lượng hợp lý
Khi sử dụng rượu táo mèo, không nên uống quá nhiều sẽ gây ra vàng da, dị ứng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, đối với dấm táo mèo có chứa acid citric sẽ gây kích ứng da đối với những người bài tiết kém, làm tổn hại đến men răng và ảnh hưởng đến thị lực.
Dù công dụng của táo mèo là không thể phủ nhận. Tuy nhiên để táo mèo phát huy hiệu quả, tác dụng của mình cần lựa chọn liều lượng và sử dụng hợp lý.
Để lại bình luận
5