- Top 3 cách chế biến món trứng gà vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng
- Lục phủ ngũ tạng tiếng Anh nói thế nào? gồm những bộ phận gì?
- Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì? Nguyên tắc ăn uống nào cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
- Cây cỏ máu là cây gì? Cây cỏ máu có tác dụng gì với sức khỏe?
- 7 lý do bạn nên uống trà xanh pha mật ong hằng ngày
- 8 loại thực phẩm không nên ăn khi tâm trạng đang buồn
Trước đây, khái niệm về dậy thì sớm còn khá lạ lẫm với các bậc phụ huynh, xong những năm gần đây căn bệnh này càng ngày càng phổ biến.
Tình trạng dậy thì sớm nghĩa là sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát. Đối với bé gái là trước 8 tuổi và ở bé trai là trước 10 tuổi. Ở bé gái, dấu hiệu dậy thì sớm đó là phát triển tuyến vú, tăng kích thước bộ sinh dục, phát triển lông mu, xuất hiện kinh nguyệt. Còn ở bé trai, dấu hiệu là phát triển dương vật, mọc lông mu, lông nách, giọng nói ồm, chiều cao tăng nhanh…
Theo bác sĩ Yan Hongrong (Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Trực thuộc Đại học Y Trung Quốc): Trẻ dậy thì sớm có thể đối mặt với nguy cơ mắc ung thư cao hơn, ảnh hưởng khả năng sinh sản sau này, khiến bé thấp lùn, dễ mắc bệnh tim mạch hơn...
Trong một số ít trường hợp, dậy thì sớm có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp,... Vì vậy, các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
1. Dậy thì sớm là gì?
Nhiều phụ huynh quan tâm thế nào là dậy thì sớm. Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).
Đặc biệt, cha mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác.
2. Phân loại dậy thì sớm ở trẻ
Phân loại dậy thì sớm ở trẻ dựa theo tốc độ tiến triển và tác động của cơ quan
Theo tốc độ tiến triển
Tiến triển nhanh: Phần lớn các bé gái bị dậy thì sớm (đặc biệt là các trường hợp bắt đầu dậy thì trước 6 tuổi) thuộc nhóm này. Các bé trải qua từng giai đoạn (bao gồm đóng sụn tăng trưởng của xương) với tốc độ rất nhanh nên trẻ sẽ mất rất nhiều chiều cao tiềm năng có thể đạt tới khi đến tuổi trưởng thành. Khi trưởng thành, các bé sẽ thuộc nhóm 5% có chiều cao thấp nhất so với các bạn cùng lứa tuổi.
Tiến triển chậm: Nhiều bé gái tuy bắt đầu dậy thì sớm (đặc biệt là trường hợp bắt đầu dậy thì sau 7 tuổi) nhưng vẫn trải qua tất cả các giai đoạn với tốc độ trung bình. Trẻ sẽ cao vọt lên sớm nhưng vẫn tiếp tục lớn cho đến khi xương đạt độ trưởng thành cuối cùng vào khoảng 16 tuổi.
Không kéo dài: Một vài trẻ dậy thì sớm với những thay đổi dậy thì bắt đầu rồi nhanh chóng kết thúc.
Theo tác động của các cơ quan
- Dậy thì sớm trung ương (hoặc dậy thì sớm thật): Do hoạt động sớm của trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục và phụ thuộc chủ yếu vào hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm ngoại biên (hoặc dậy thì sớm giả): Là dạng dậy thì sớm độc lập với sự kích thích của tuyến yên, không phụ thuộc hormone hướng sinh dục.
- Dậy thì sớm một phần (hoặc dậy thì sớm riêng lẻ, không hoàn toàn): Là dạng dậy thì chỉ phát triển sớm và riêng lẻ một đặc tính sinh dục thứ phát, không tiến triển hoặc tiến triển rất chậm.
3. Nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ
Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở trẻ hiện nay không có nguyên nhân cụ thể mà chỉ đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra biến đổi này, đó là:
- Trẻ mắc bệnh u não, u nang buồng trứng, u tinh hoàn, các bệnh tuyến giáp.
- Dậy thì sớm phổ biến ở bé gái hơn bé trai.
- Lượng estrogen đưa vào cơ thể trẻ quá nhiều qua thực phẩm, đồ nhựa,...
- Nguyên nhân huyết thống.
- Do thuốc.
Trong cuộc sống, bố mẹ nên kiểm soát chặt 7 thói quen sau đây của trẻ để phòng tránh dậy thì sớm.
7 thói quen khiến trẻ dậy thì sớm hơn
Lười vận động
Bác sĩ Wu Yilei, Giám đốc Khoa Nội tiết và Chuyển hóa Trẻ em của Bệnh viện Cơ đốc giáo Changhua cho hay: Lười vận động sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì. Tế bào mỡ bị tích tụ quá lâu trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành hormone sinh dục, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển và gây dậy thì sớm. Do đó, bác sĩ khuyên phụ huynh nên động viên để con ra ngoài vui chơi, vận động và giao lưu nhiều hơn.
Ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng
Ngày nay các bậc cha mẹ thường chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con ăn vì sợ con thấp còi, kém thông minh. Tuy nhiên, thói quen ăn uống này có thể dẫn đến rối loạn bài tiết hormone, gây béo phì. Trong khi đó, các nghiên cứu y tế đã chỉ ra rằng béo phì là một nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn các thực phẩm giàu calo như gà rán, bánh ngọt, khoai tây chiên, đồ uống có đường…
Thức khuya
Đi ngủ sớm cũng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não hiệu quả, bởi vì hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất khi ngủ vào ban đêm, giúp phát triển chiều cao. Ngược lại, thức khuya khiến sức khỏe suy giảm, thiếu ngủ sẽ làm rối loạn hormone tăng trưởng, đặc biệt là hormone tuyến yên dẫn đến trẻ bị dậy thì sớm.
Sử dụng bát nhựa kém chất lượng
Vào năm 2015, một nghiên cứu được thực hiện bởi Li Junzhang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Độc tính Môi trường của Đại học Chenggong đã phát hiện ra rằng sử dụng đồ nhựa kém chất lượng có thể gây dậy thì sớm ở bé gái.
Trẻ em dùng đồ nhựa chủ yếu là do chế độ ăn uống, bao gồm bát và túi nhựa đựng thức ăn nóng và cốc nhựa đựng đồ uống. Chất làm dẻo có thể can thiệp vào hệ thống nội tiết bình thường của cơ thể và kích thích cơ thể dậy thì sớm hơn.
Vị chuyên gia khuyên phụ huynh không nên để trẻ dùng túi nhựa, chai nước, bát, cốc nhựa để đựng đồ ăn. Nên thay thế bằng hộp đựng bằng thép không gỉ hoặc thủy tinh. Khi mua đồ nhựa, nên lựa chọn những sản phẩm chịu nhiệt tốt, không dễ tiết ra chất hoá dẻo.
Để trẻ tiếp xúc sớm với phim ảnh, sách có nội dung người lớn
PGS. Fan Zhihong (Trường Khoa học Thực phẩm và Kỹ thuật Dinh dưỡng thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) khuyến cáo thủ phạm nguy hiểm nhất, dễ gây dậy thì sớm cho trẻ chính là sách và phim tình cảm.
Phụ huynh thường nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không hiểu chuyện nhưng thực tế những thông tin đen tối này có thể len lỏi vào sâu trong suy nghĩ của bé, kích thích sự tò mò và khám phá bản thân.
Cho trẻ dùng nhiều nước hoa quả đóng hộp
Nước ép trái cây tươi với vị ngọt và hương thơm hấp dẫn luôn được rất nhiều trẻ yêu thích, đồng thời chúng cũng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sự phát triển về trí não và thể chất của bé.
Tuy nhiên, với nước ép trái cây đóng hộp thì ngược lại, chúng chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo, khiến bé dễ tăng cân béo phì hơn, tăng nguy cơ dậy thì sớm.
Để con uống nhiều nước ngọt có gas
Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức cho thấy rằng nước ngọt có gas chứa nhiều đường, khiến cơ thể trẻ dễ tích mỡ và làm yếu cơ bắp hơn. Nước ngọt cũng là tác nhân khiến trẻ em béo phì rất nhanh, trong khi đó nghiên cứu cho thấy những bé gái thừa cân, béo phì có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn những bé nhẹ cân, biếng ăn.
Để lại bình luận
5