- Lợi ích của việc ăn tỏi mỗi ngày
- 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng tỏi, có thể gây ra hiệu quả ngược
- Lá lốt là gì? Công dụng của lá lốt với sức khỏe
- Ăn thanh long có tác dụng gì - Ăn nhiều thanh long có béo không?
Vậy bạn đã từng sử dụng đến tinh dầu tỏi hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhiều hơn về tác dụng và giá thành cũng như nơi bán tinh dầu tỏi ra sao nhé!
1. Tác dụng của tinh dầu tỏi
Tỏi là thực phẩm gia vị phổ biến ở các nước thuộc khu vực Trung Á, Địa Trung Hải, châu Âu, châu Phi và châu Á. Không những thế, người ta xem tỏi là một thành phần có lợi trong phương pháp điều trị với một số bệnh lý ở người.
Bạn có thể dùng củ tỏi hoặc tinh dầu tỏi với những tác dụng nổi bật cho sức khỏe như sau:
1.1 Tăng cường hệ thống miễn dịch
Tinh dầu tỏi chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe, nhất là tăng cường hệ thống miễn dịch để phòng ngừa được bệnh tật như các loại vitamin B, vitamin C, carbohydrate, các khoáng chất (phốt pho, magie, canxi, sắt,…) và protein.
Những hợp chất này sẽ góp phần thúc đẩy loại bỏ các tác nhân gây hại từ việc hoạt động của gốc tự do và giảm bớt sự lây lan của vi khuẩn, mầm bệnh gây hại.
Bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi vào máy khuếch tán và thư giãn để hỗ trợ sự hoạt động của các tế bào bạch cầu cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch cơ thể.
1.2 Hỗ trợ sức khỏe cho da
Nhờ chứa một số hợp chất có lợi và đặc tính kháng khuẩn, việc sử dụng tinh dầu tỏi giúp bạn khắc phục được một số bệnh về da như ngứa ngáy, nấm ngoài da và mụn cóc.
Hơn nữa, bệnh vẩy nến cũng có thể sử dụng loại tinh dầu này nhờ đặc tính chống viêm hiệu quả, hoặc giảm bớt vết thâm và vết sẹo do mụn gây ra nhờ đặc tính chống oxy hóa.
1.3 Giúp nuôi dưỡng tóc
Tinh dầu tỏi chứa nhiều loại vitamin như vitamin B1, vitamin B6, vitamin C và vitamin E cùng hợp chất lưu huỳnh có tác dụng tích cực đến da đầu. Cụ thể, những chất này sẽ ngăn ngừa việc gãy sợi tóc, thúc đẩy tóc phát triển, góp phần thay đổi cấu trúc và làm cho tóc chắc khỏe hơn.
Vì thế, bạn hãy dùng lượng tinh dầu tỏi, thoa và xoa bóp đều trên da đầu vào buổi tối, rồi nẳm ngủ qua đêm sẽ kích thích được tình trạng máu lưu thông phía trên đầu và làm cho tóc phát triển chắc khỏe.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi liên tục mỗi ngày cho đến khi tình trạng da đầu được ổn định thì ngưng nhé!
1.4 Hỗ trợ điều trị đau nhức
Việc sử dụng tinh dầu tỏi giúp khắc phục được chứng co thắt cơ bắp, nhờ đó trở thành thực phẩm được các huấn luyện viên hay dùng - uống khoảng 2 viên mỗi ngày. Ngoài ra, những chị em hay đau bụng kinh hoặc bị thiếu máu thì cũng có thể giảm bớt chứng đau nhờ sử dụng tinh dầu tỏi.
1.5 Giúp giảm lượng cholesterol
Khi nồng độ cholesterol LDL xấu tăng và triglycerides trong huyết thanh thấp hơn bình thường, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại. Trong khi đó, việc sử dụng tỏi hoặc tinh dầu tỏi có khả năng giảm mức cholesterol và triglycerides, đồng thời ức chế sự hình thành mảng bám động mạch, nhờ đó có lợi cho sức khỏe tim mạch.
Hợp chất trong tinh dầu tỏi còn hỗ trợ loại bỏ các chất dư thừa của nước, muối, chất béo và chất độc hại khác trong cơ thể, từ đó kiểm soát mô hình tế bào mỡ và ngăn ngừa tình trạng béo phì diễn ra.
Vì thế, bạn hãy thử pha trộn 5 giọt tinh dầu tỏi và 2 giọt dầu mè, rồi dùng hỗn hợp này xoa bóp trên cơ thể sẽ hỗ trợ đào thải độc tố qua con đường tiết mồ hôi và tiểu tiện để làm tan mỡ.
1.6 Hỗ trị điều trị cảm cúm
Tinh dầu tỏi có đặc tính ấm, kháng khuẩn nên giúp ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật và nhiễm trùng diễn ra ở đường hô hấp (như long đờm, thông mũi).
Do đó, bạn có thể nghĩ đến việc xông hơi bằng tinh dầu tỏi kèm với việc thoa hỗn hợp tinh dầu tỏi (1 giọt) và thuốc mỡ (1 ít) lên ngực để hỗ trợ điều trị cảm cúm thông thường, kể cả viêm phế quản mãn tính, hen suyễn và khó thở.
1.7 Xua đuổi côn trùng
Với hương thơm đặc trưng của tinh dầu tỏi, nó trở thành nguyên liệu giúp bạn xua đuổi muỗi và những côn trùng gây hại ở nơi bạn đang sinh hoạt.
1.8 Hỗ trợ điều trị đau răng
Tinh dầu tỏi có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm như hợp chất allicin và thiosulfinates. Vì thế, bạn có thể dùng bông gòn để thấm một ít tinh dầu tỏi và đặt nó vào chân răng trong vòng 10 - 20 phút để giảm bớt được cơn đau răng.
2. Cách làm tinh dầu từ tỏi
Vì tinh dầu tỏi có nhiều tác dụng đa dạng như trên, nên bên cạnh việc mua sản phẩm này đã được chế biến từ các cửa hàng gia dụng thì bạn cũng có thể tự học cách làm tinh dầu từ tỏi tại nhà.
Theo đó, để làm tinh dầu tỏi đòi hỏi sẽ cần 1 nhánh tỏi và 1/4 cốc dầu ô liu. Bóc vỏ tỏi và băm nhuyễn, cho tỏi băm vào chảo vừa và thêm dầu. Đun nóng dầu trên bếp, cho toàn bộ lượng dầu thu được vào một hộp nhỏ có nắp đậy và để tỏi ngấm dầu qua đêm. Sáng hôm sau, một lọ tinh dầu tỏi hoàn toàn tự nhiên có thể sẵn sàng được sử dụng.
Giá tinh dầu tỏi là bao nhiêu?
Không quá khó để bạn có thể tìm mua tinh dầu tỏi trên thị trường như tại các nhà thuốc tây, cửa hàng thực phẩm, siêu thị và một số trang mạng điện tử uy tín.
Tại thời điểm tháng 03/2021 như mình tham khảo thì giá tinh dầu tỏi khoảng 40.000 - 120.000 VND/lọ 30ml, còn viên nang tinh dầu tỏi chừng 200.000 nghìn đồng/lọ 100 viên.
Tóm lại, tinh dầu tỏi có tác dụng chữa bệnh đặc biệt nhờ vào các thành phần tự nhiên, thân thiện với sức khỏe. Khi đã nắm rõ cách sử dụng bạn có thể thực hiện theo để thấy được hiệu quả từng ngày.
Để lại bình luận
5