- Hoa đậu biếc có tác dụng gì? 9 tác dụng của hoa đậu biếc và cách sử dụng
- Tại sao bạn hay buồn ngủ vào mùa thu? Mẹo giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ
- 10 vấn đề sức khỏe mà mọi phụ nữ đều có thể mắc phải
Thế nhưng, bạn đã biết cách dùng loại trà này sao cho đúng để có được hiệu quả tốt?
1. Hibiscus là gì?
1.1 Nguồn gốc
- Hoa atiso đỏ thường được biết đến là bụp giấm, được gọi là lạc thần hoa hoặc đay Nhật, thuộc họ Cẩm Quỳ và có nguồn gốc từ Tây Phi. Tên khoa học là Hibiscus sabdariffa.
- Hoa atiso đỏ được trồng nhiều ở Trung Quốc và Thái Lan, nhưng sản phẩm hoa atiso đỏ được đánh giá có chất lượng tốt nhất là trồng tại Sudan với số lượng ít.
1.2 Đặc điểm
Hoa atiso đỏ thường sống được 1 năm với chiều cao từ 1- 2m, phân nhánh gần gốc. Thân cây có màu tím nhạt. Lá nguyên, hình trứng và có răng ở mép lá. Hoa đơn, mọc ở nách, gần như không có cuống, có màu vàng hồng hoặc màu tía, thậm chí là màu trắng. Quả nang có hình trứng. Cây thường ra hoa từ tháng 7 cho đến tháng 10.
Cây hoa atiso đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng như bao gồm: protein, vitamin C, vitamin B2, B1, acid citric, acid tartric,....
2. Tác dụng của trà hoa atiso đỏ
Trà hoa atiso đỏ là một loại trà thảo dược, có màu đỏ thẫm hoặc màu đỏ tươi. Trà có vị chua giống quả nam việt quất và được thưởng thức ở dạng nóng hoặc dạng lạnh.
Trà hoa atiso đỏ là thảo dược với một số công dụng tốt cho sức khỏe như:
2.1 Giàu chất chống oxy hóa
Trà atiso đỏ chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do, phòng chống nhiều bệnh tật, nhất các loại ung thư.
Chẳng hạn, khi nghiên cứu trên cơ thể chuột, người ta thấy rằng: chiết xuất từ hoa atiso đỏ có khả năng làm tăng số lượng các enzym chống oxy hóa, đồng thời giảm đi sự tác động gây hại của các gốc tự do lên đến 92%.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn, trước khi đưa ra kết luận các chất chống oxy hóa có trà atiso đỏ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2.2 Giúp ổn định đường huyết
Trà atiso đỏ có thể làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương theo nhận định của một số nghiên cứu cho thấy. Huyết áp cao là nguyên nhân làm cho tim bị suy yếu.
Cụ thể, khi cho 65 người bị huyết áp cao uống trà atiso đỏ và giả dược với sau 6 tuần, kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm người uống trà atiso đỏ đã giảm đáng kể huyết áp tâm thu so với nhóm người dùng giả dược.
Tương tự, trong kết quả phân tích từ 5 cuộc nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy: trà atiso đỏ làm giảm huyết áp tâm thu (7.58 mmHg) và huyết áp tâm trương (3.53 mmHg).
Tuy nhiên, việc dùng trà atiso đỏ không được khuyến khích dùng cho những ai đang uống thuốc điều trị huyết áp cao (như chứa thành phần hydrochlorothiazide) vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
2.3 Giảm hàm lượng mỡ trong máu
Trà atiso đỏ có tác dụng làm giảm lượng cholesterol có trong máu và cholesterol trung tính ở những người mắc bệnh tiểu đường và hội chứng chuyển hóa. Sự xuất hiện cholesterol có trong máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Với nghiên cứu được tiến hành trên 60 người bị bệnh tiểu đường khi được cho uống trà atiso đỏ và trà đen. Kết quả sau một tháng, những người uống trà atiso đỏ có dấu hiệu tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt, đồng thời giảm đi cholesterol LDL xấu, triglyceride cũng như cholesterol toàn phần.
Cũng trong nghiên cứu khác, người ta phát hiện rằng: những người bị hội chứng chuyển hóa khi cho uống 100mg chiết xuất atiso đỏ mỗi ngày đều giảm được tổng lượng cholesterol và cải thiện hàm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể.
2.4 Tăng cường sức khỏe của gan
Chiết suất từ hoa atiso đỏ còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bộ phận gan khi tăng cường hoạt động của các enzym giúp giải độc tố, làm giảm mức độ tổn thương gan và tránh được tình trạng gan bị nhiễm mỡ:
Kết quả nghiên cứu trên 19 người thừa cân cho thấy: việc uống chiết xuất từ cây atiso đỏ liên tiếp trong 12 tuần đã cải thiện tình trạng gan bị nhiễm mỡ.
Thêm nghiên cứu khác còn cho thấy: chiết xuất từ atiso đỏ có khả năng làm tăng nồng độ của một số enzym giải độc có trong gan lên đến 65%.
2.5 Hỗ trợ quá trình giảm cân
Một số nghiên cứu khi tiến hành trên cơ thể người lẫn động vật khác đã cho thấy tính hiệu quả của việc dùng trà atiso có thể làm giảm mỡ cũng như trọng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tốt trong quá trình giảm cân:
Nghiên cứu gồm có 36 người thừa cân tham gia, cho thấy: sau 12 tuần, chiết xuất từ hoa atiso đỏ làm giảm trọng lượng cơ thể, giảm mỡ, chỉ số khối cơ thể và tỷ lệ vòng hông trên eo của nhóm người dùng trà so với nhóm người dùng giả dược.
2.6 Giúp ngăn ngừa ung thư
Nhờ chứa nhiều polyphenol - đây là hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, trà hoa atiso đỏ có khả năng làm giảm sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư huyết tương, khoang miệng, tuyến tiền liệt và dạ dày.
2.7 Tăng cường khả năng miễn dịch
Nhiều cuộc nghiên cứu được tiến hành trong ống nghiệm phát hiện rằng: chiết xuất từ atiso đỏ có thể chống lại một số loại vi khuẩn, giảm khả năng cơ thể bị nhiễm trùng cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Thực tế, theo kết quả của cuộc nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy: chiết xuất atiso đỏ làm ức chế hoạt động của E. coli - là một chủng vi khuẩn gây ra các dấu hiệu như chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy. Thậm chí, chiết xuất từ loại hoa này còn có khả năng chống lại 8 chủng vi khuẩn.
3, Lưu ý khi dùng trà hoa atiso đỏ
Để trà hoa atiso mang lại hiệu quả tốt cho người uống và tránh được một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, thì bạn nên lưu ý về cách dùng loại trà này như sau:
3.1 Cân nhắc với phụ nữ mang thai
Đến nay vẫn chưa có bằng chứng lâm sàng nào khẳng định nào về việc uống trà hoa atiso đỏ có ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các loại trà nói chung và trà hoa atiso nói riêng, thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì tuyệt đối không nên dùng trà vì thai nhi rất yếu trong giai đoạn này.
3.2 Một số điểm đáng chú ý khi dùng atiso đỏ cho phụ nữ mang thai
Không nên dùng trà atiso đối với phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu. Chiết xuất từ rễ hoa atiso có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nội tiết tố phụ nữ (estrogen), thậm chí ngăn ngừa quá trình thụ thai và mang thai.
Một số chất chống oxy hóa trong hoa atiso có thể giúp ích cho phụ nữ mang thai, nhất là flavonoid. Hợp chất đặc biệt này giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể tránh khỏi sự gây hại của các gốc tự do. Việc tiêu thụ trà nhiều cũng giống như nạp vào cơ thể lượng chất oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ phụ nữ và cả thai nhi được khỏe mạnh.
Làm giảm huyết áp và ít tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai vì theo kết quả nghiên cứu vào năm 2004 (được công bố trên tạp chí Phytomedicine) cho thấy uống một tách trà atiso mỗi ngày có tác dụng giống như việc uống thuốc huyết áp captopril.
3.3 Không nên lạm dụng
Dù trà atiso có công dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên quá lạm dụng, vì có thể gây ra hiệu ứng ngược, phản tác dụng với mong muốn lúc đầu. Chẳng hạn, việc uống quá 3 tách trà atiso đỏ mỗi ngày sẽ làm cho gan hoạt động liên tục, khiến gan dễ bị tổn thương.
3.4. Lưu ý thời gian uống trà
Thời điểm uống trà cũng rất quan trọng để có được công dụng tốt cho sức khỏe. Với việc dùng trà atiso đỏ, bạn nên uống vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 tiếng. Tuyệt đối tránh uống trà vào buổi tối hoặc bụng đang đói.
4. Cách làm và pha trà atiso đỏ đúng nhất
4.1. Cách làm trà hoa atiso đỏ
Làm trà hoa atiso đỏ rất khá đơn giản, bạn có thể thực hiện vài bước như sau:
Cách chọn mua hoa atiso đỏ tươi ngon
Bạn nên chọn các bông hoa atiso có màu đỏ mận, nhìn trông tươi, hoa vừa, không quá già và không quá non. Phần lá mềm và không có dấu hiệu bị nhăn héo hoặc dập nát.
Cách làm trà hoa atiso đỏ
Nguyên liệu và dụng cụ
- Trà atiso: 15gr
- Lá dứa: 1 bó
- Đường phèn: 20gr
- Dụng cụ: Máy sấy, nồi, rây,....
Các bước làm trà
Bước 1: Rửa hoa atiso đỏ và để ráo nước.
Bước 2: Đem hoa atiso đi sấy ở nhiệt độ 50 - 70 độ C, khoảng 5 - 7 tiếng.
Mẹo: Để giảm thời gian sấy, bạn có thể phơi hoa atiso (sau khi rửa sạch) dưới 1 nắng với điều kiện nắng phải to, rồi mang vào để sấy thì thời lượng giảm sấy còn 3 - 5 tiếng thôi.
Bước 3: Lấy trà ra, để nguội rồi mới cho vào hũ kín để bảo quản và dùng dần.
4.2. Cách pha trà hoa atiso đỏ
Nguyên liệu và dụng cụ
- Trà hoa atiso đỏ: 3gr
- Nước sôi: 200ml
- Cỏ ngọt khô: 3 - 4 lá
- Chanh: 1/4 trái
- Lá bạc hà: 3 - 4 lá
- Mật ong: 5ml
- Dụng cụ: Dụng cụ lọc trà, bình đun siêu tốc,....
Các bước pha trà
Bước 1: Cho nước vào bình đun siêu tốc để tiến hành đun sôi nước.
Bước 2: Cho trà atiso và cỏ ngọt khô vào bình trà, tráng sơ qua bằng nước sôi trong 30 giây, rồi đổ nước này đi.
Bước 3: Cho 200ml nước nóng vào bình, rồi hãm trà 15 phút.
Bước 4: Rót trà vào ly khuấy cùng mật ong và lá bạc hà, vắt nước cốt chanh, khuấy đều rồi thưởng thức.
Như vậy, mình đã bật mí xong cho bạn về 7 tác dụng của trà hoa atiso đỏ, lưu ý khi dùng và cách pha trà atiso đỏ sao cho đúng chuẩn rồi đấy! Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn.
Để lại bình luận
5