Con người càng lớn tuổi càng sợ hãi. Mặc dù lo lắng quá không tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần nhưng sau tuổi 60 có 6 nỗi sợ hãi của người già ai rồi cũng phải đối mặt.

Tuổi già sợ ngã trên giường

Đối với những người trẻ, sẽ chẳng vấn đề gì sau một lần vấp ngã. Tuy nhiên, người cao tuổi bị ngã là một biến cố lớn, rất có thể sẽ phải nằm liệt giường, thậm chí có thể qua đời đột ngột.

Thống kê cho thấy, mỗi năm có 25 triệu người già trên 60 tuổi bị thương do ngã. Người già bị ngã và nằm trên giường trong thời gian dài không chỉ làm tăng tốc độ suy giảm thể chất mà còn gây lo lắng, trầm cảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như chất lượng cuộc sống.

Cách phòng tránh:

  • Chú ý bổ sung canxi để phòng chống loãng xương. Ví dụ, uống thêm sữa, ăn nhiều thức ăn có chứa canxi, hình thành thói quen tắm nắng.
  • Hoạt động chậm rãi
  • Tăng cường vận động thể chất như di chuyển các khớp hông thường xuyên hơn và duy trì thăng bằng bằng cách tập đứng trên một chân.
  • Thiết kế phòng thuận tiện đi lại, sàn nhà không trơn trượt, lối đi không có mảnh vụn, phòng tắm và nhà vệ sinh phải có tay vịn.
Tuổi già có 6 nỗi sợ ai rồi cũng phải đối mặt, cách chiến thắng nỗi sợ
Tuổi già có 6 nỗi sợ hãi ai rồi cũng phải đối mặt

Tuổi già sợ suy giảm nhận thức

Suy giảm nhận thức do tuổi già (thường được gọi là bệnh Alzheimer) hầu hết xảy ra ở bệnh nhân trên 60 - 65 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng gấp đôi cứ mỗi 5 năm. Trong suốt quá trình bệnh, ngoài việc không thể tự chăm sóc bản thân, người bệnh có thể xảy ra nhiều tai nạn khác. Điều này mang lại gánh nặng cả về tài chính lẫn tinh thần cho cá nhân và gia đình.

Cách phòng tránh:

  • 5 loại thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ gồm đậu, hạnh nhân, cá, rau bina và cà phê.
  • Nghe nhạc, đọc sách, đọc báo, tìm hiểu một số sở thích mới, ngôn ngữ mới và cố gắng kích hoạt các tế bào não.
  • Tập thể dục nhiều hơn như đi bộ, tập Thái Cực Quyền, rèn luyện sức khỏe hay tập Khí công,… để thúc đẩy quá trình sản sinh hormone tăng trưởng thần kinh và ngăn ngừa thoái hóa não.

Tuổi già sợ mất ngủ và tỉnh dậy sớm

Chăm sóc sức khỏe truyền thống cho rằng: “Bổ từ thực phẩm không tốt bằng bổ từ giấc ngủ”. Cách đơn giản và hiệu quả để duy trì sức khỏe là ngủ. Ngủ đủ giấc mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nó có thể giúp não nghỉ ngơi, cho phép gan tự phục hồi và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Tuy nhiên, ở nhóm người cao tuổi, tỷ lệ mất ngủ cao tới 50%, nguyên nhân là do sự suy giảm bài tiết của tuyến tùng, nơi kiểm soát giấc ngủ ở người cao tuổi, khả năng điều tiết giấc ngủ bị suy yếu, đồng thời bị sa sút. Thời gian ngủ sâu giảm dẫn đến mất ngủ, tỷ lệ mắc bệnh cao.

Cách phòng tránh:

  • Người lớn tuổi nên đi ngủ trước 12 giờ mỗi đêm, đảm bảo ngủ đủ 6 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Người cao tuổi về đêm chất lượng giấc ngủ kém, tốt nhất nên hình thành thói quen nghỉ trưa, thời gian không quá 1 giờ, sử dụng thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ.
  • Nếu bạn bị mất ngủ trong thời gian ngắn, nên thực hiện một số biện pháp để cải thiện nó. Ví dụ, để hít thở sâu bằng bụng, bạn cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, đơn điệu trước khi đi ngủ. Tập thói quen rửa chân bằng nước ấm (40 ℃ ~ 50 ℃) và xoa bóp lòng bàn chân và các ngón chân trước khi đi ngủ.
Tuổi già có 6 nỗi sợ ai rồi cũng phải đối mặt, cách chiến thắng nỗi sợ
Tuổi già có 6 nỗi sợ hãi ai rồi cũng phải đối mặt

Tuổi già sợ suy dinh dưỡng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi con người già đi, mức chuyển hóa cơ bản và mức độ hoạt động thể chất giảm, do đó năng lượng nạp vào cơ thể phải giảm nhưng nhu cầu về nhiều chất dinh dưỡng lại tăng lên.

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng các chất dinh dưỡng của người cao tuổi, trì hoãn sự lão hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, đạt được mục tiêu khỏe mạnh và trường thọ.

Tuy nhiên, về già, con người đặc biệt dễ bị suy dinh dưỡng do răng lung lay, khó nhai, teo các cơ quan nội tạng, giảm tiết dịch vị, suy giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ của dạ dày, ruột.

Cách phòng tránh:

  • Hãy ghi nhớ 8 chất dinh dưỡng mà người cao tuổi nên bổ sung nhất là protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin A , vitamin B1 và axit béo omega-3.
  • Người cao tuổi nên đảm bảo có 1 - 2 loại rau trong mỗi bữa ăn và 2 - 3 loại trái cây mỗi ngày.
  • Nên uống 1 - 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể, giúp phòng tránh loãng xương, đồng thời nên có thịt lợn, bò, cá, tôm, gà và và 1 - 2 quả trứng vào khẩu phần ăn mỗi tuần.

Tuổi già sợ cô đơn

Sau khi về hưu, người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn, hoặc vì họ không phải đi làm và xa rời cuộc sống xã hội, hoặc vì con cái lập gia đình hoặc vì họ dần xa lánh người thân, bạn bè vì di chuyển bất tiện.

Cô đơn ở tuổi già tai hại vô cùng. Một số chuyên gia cho rằng những người cô đơn thường dễ mắc bệnh hơn và họ cũng dễ có cảm giác buồn bã, trầm cảm, bơ phờ cả ngày, lâu dần sẽ chuyển thành trầm cảm nặng, thậm chí có ý định tự tử.

Cách phòng tránh:

  • Người già phải tự mình phá vỡ nỗi cô đơn.
  • Chỉ có hòa nhập hơn với xã hội, chúng ta mới có thể tránh xa được nỗi cô đơn. Thường xuyên ra khỏi cổng, tán gẫu với bạn cũ, đi dạo và đến công viên sẽ có tác dụng tiếp thêm sinh lực cho não và tim, dễ kéo dài tuổi thọ.
  • Chủ động giao lưu kết bạn. Không chỉ nên giữ liên lạc với những người bạn cũ mà còn nên kết bạn với những người bạn mới để cuộc sống thêm phong phú.
Tuổi già có 6 nỗi sợ ai rồi cũng phải đối mặt, cách chiến thắng nỗi sợ
Tuổi già có 6 nỗi sợ hãi ai rồi cũng phải đối mặt

Tuổi già sợ cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt

Khi bước vào tuổi già, cuộc sống của nhiều người già trở nên rất đơn điệu, ngày càng cô đơn, chỉ trong vài năm là họ tỏ ra chán nản, thiếu năng lượng.

Cách phòng tránh:

  • Trau dồi sở thích. Tăng cường ý thức về tận hưởng cuộc sống.
  • Sau khi bước vào hàng ngũ những người cao tuổi, nếu có sở thích, bạn sẽ có một thế giới mới, cuộc sống sẽ không còn nhàm chán mà còn thú vị hơn.
  • Chỉ cần để ý đến hương vị của cuộc sống, dù chỉ có một mình cũng phải ăn ngon, đi mua sắm phải ăn mặc đẹp… Một cuộc sống bình thường như vậy mới là hạnh phúc và tràn đầy tình cảm.
  • Bạn có thể lên kế hoạch du lịch cho bản thân, đi du lịch dài ngày hàng năm, trong nước hay nước ngoài để ngắm cảnh sông núi tuyệt đẹp, tu dưỡng tâm trạng.
3, Theo Reviview 365 tổng hợp