Canxi không chỉ cần thiết cho xương mà còn giữ nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. 

Cung cấp đủ canxi là điều cần thiết để duy trì sức khỏe của xương cũng như các hoạt động khác của cơ thể. Canxi chiếm từ 1.5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể, tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận như: xương, răng, móng chân, móng tay,…

Việc bổ sung canxi thường được khuyến nghị cho những người có khẩu phần ăn canxi không đủ hoặc bị bệnh loãng xương để ngăn chặn sự suy giảm chức năng của xương. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất nhiều người không đạt được lượng canxi cần thiết, dẫn đến tình trạng thiếu canxi.

1. Thiếu canxi là bệnh gì?

Canxi là nguyên tố có số lượng lớn nhất trong cơ thể người, trong đó khoảng 99% tập trung ở xương và răng, 1% còn lại tập trung ở máu và các tế bào. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của cơ thể.

Thiếu canxi là một tình trạng nghiêm trọng, khi cơ thể không nhận đủ lượng canxi mỗi này. Nếu không có đủ lượng canxi, cơ thể sẽ lấy canxi từ xương để hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể. Điều này nếu diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến mất xương, khiến xương trở nên mềm, yếu, xốp và tăng nguy cơ loãng xương.

12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng

Sự thiếu hụt canxi trong cơ thể còn có thể dẫn đến một số rối loạn chẳng hạn như:

  • Loãng xương
  • Khối lượng xương thấp
  • Hạ canxi máu (hypocalcemia)
  • Trẻ không thể phát triển đầy đủ về chiều cao khi trưởng thành

2. Các triệu chứng thiếu canxi ở người lớn

Thiếu canxi giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, sự thiếu hụt canxi lâu dầu có thể gây ra các triệu chứng như:

Bị chuột rút

  • Một trong những dấu hiệu thiếu canxi là tình trạng bị chuột rút, đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ.

Mất ngủ

  • Mất ngủ là một triệu chứng của sự thiếu hụt canxi. Một số trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ hoặc bạn vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy thấy mệt mỏi.

Da khô

  • Nếu thấy da bạn trở nên khô hơn bình thường, có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt nhiều dưỡng chất, trong đó có cả chất canxi.

Móng tay yếu và dễ gãy

Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể. Khi cơ thể được cung cấp đủ lượng canxi, móng tay của bạn cũng sẽ mọc khỏe và không bị giòn.

Răng dễ hư

  • Canxi là một thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể có thể khiến răng bị hư, sâu răng, bởi vì khi không đủ canxi, cơ thể bạn sẽ lấy canxi cần thiết từ xương và răng.

Dậy thì muộn

  • Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài tình trạng dậy thì muộn, các vấn đề về kinh nguyệt bất thường cũng có thể liên quan đến sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên

  • Nếu bạn thường bị nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung .... trước mỗi kỳ kinh nguyệt, chúng có thể có liên quan đến chứng thiếu canxi. Nếu được cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể, các triệu chứng này có thể sẽ giảm đi.

Chóng mặt

  • Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt cũng có thể là một triệu chứng của tình trạng thiếu canxi.

Hay cáu gắt

  • Khi thiếu canxi khiến cho thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm, dẫn đến các trạng thái: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu gắt hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường.

Loãng xương

  • Loãng xương vừa là triệu chứng vừa là hậu quả của chứng thiếu hụt canxi. Bệnh loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi.

Các vấn đề về đại tràng

  • Khi cơ thể không đầy đủ canxi có thể làm phát triển bệnh polyp đại tràng. Do đó, chọn chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo giàu canxi có thể sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư ruột kết.

Vấn đề về thần kinh

  • Cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu và làm tăng nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao. Bình thường. canxi sẽ kết hợp với magie và vitamin D để điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt. Khi canxi bị thiếu hụt, vấn đề này sẽ trở nên khó kiểm soát và cân bằng hơn.

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu canxi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một trong những đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi.

Các dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị thiếu canxi tương đối khác biệt so với người lớn. Một số biểu hiện thiếu canxi ở trẻ mà bạn có thể nhận biết là:

  • Trẻ ngủ không ngon giấc hoặc thường xuyên khó ngủ
  • Trẻ biếng ăn, chán ăn
  • Hay bị giật mình khóc đêm
  • Nhận thức chậm và khó thích ứng xung quanh
  • Rụng tóc vành khăn
  • Chậm mọc răng
  • Thóp liền muộn
  • Hay nấc cụt, ọc sữa
  • Trẻ chậm biết đi
  • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng

4. Nguyên nhân thiếu canxi là gì?

Có 2 nhóm nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng thiếu canxi, đó là: thiếu dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa.

Thiếu dinh dưỡng

  • Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.000 mg canxi và người cao tuổi là 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên phần lớn chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu.
  • Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, với kiểu ăn của người Việt Nam hiện nay tiêu thụ sữa và chế phẩm từ sữa còn thấp, khẩu phần của hầu hết người dân chỉ cung cấp khoảng khoảng 400-600mg canxi/ngày; như vậy cần phải bổ sung thêm khoảng 600 mg canxi từ các nguồn khác.
  • Đây là một tình trạng đáng báo động và bản thân chúng ta cần chủ động tăng cường chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động bình thường, ổn định của cơ thể.

Rối loạn chuyển hóa

Tình trạng thiếu canxi cũng có thể xảy ra khi bạn phải đối mặt với các vấn đề chuyển hóa canxi, có thể do nhiều lý do như:

  • Nội tiết tố không ổn định
  • Suy giảm nội tiết tố ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh
  • Lười luyện tập thể dục thể thao
  • Rối loạn hormone tuyến cận giáp

5. Chẩn đoán thiếu canxi

  • Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu, biểu hiện thiếu canxi, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra thăm khám.
  • Nếu nghi ngờ bạn đang có tình trạng hạ canxi máu, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm canxi máu để kiểm tra mức canxi trong máu của bạn.
  • Bác sĩ sẽ đo mức canxi tổng, mức albumin và mức canxi ion hóa của bạn. Albumin là một loại protein liên kết với canxi và vận chuyển nó qua máu. Nồng độ canxi thấp liên tục trong máu của bạn có thể xác nhận chẩn đoán bệnh thiếu canxi.
  • Mức canxi bình thường của người lớn có thể dao động từ 8,8 đến 10,4 miligam mỗi decilit (mg/dL). Bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh thiếu canxi nếu mức canxi của bạn dưới 8,8 mg/dL. Trẻ em và thanh thiếu niên thường có nồng độ canxi trong máu cao hơn người lớn.
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng

6. Cách điều trị thiếu canxi

Thiếu canxi thường dễ điều trị, bởi chỉ cần bạn bổ sung đầy đủ lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày là có thể khắc phục được tình trạng này. Thông thường, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thiếu canxi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn áp dụng các biện pháp sau đây:

Chế độ ăn giàu canxi

  • Cách đơn giản và an toàn nhất để điều trị hoặc ngăn ngừa thiếu canxi là bổ sung canxi vào chế độ ăn uống.
  • Có rất nhiều thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể lựa chọn như sữa, cá mòi, cá hồi, bông cải xanh...
  • Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bổ sung vitamin D

  • Vitamin D chính là chất quan trọng để làm tăng khả năng hấp thụ canxi. Do đó, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về lượng vitamin D cần thiết để bổ sung, để tránh gặp phải tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin D.
  • Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua một số loại thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, nước cam, trứng, sữa....

Thay đổi phong cách sống

Bên cạnh việc bổ sung canxi và vitamin D, bạn cũng cần thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe. Cụ thể:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Thường xuyên tập thể dục và vận động cơ thể
  • Hạn chế sử dụng thuốc lá và uống rượu

7. Thiếu canxi có nguy hiểm không?

Thiếu canxi là vấn đề có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nó một hiện tượng tạm thời, nhưng nếu tình trạng diễn ra liên tục có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Chẳng hạn như:

Loãng xương

  • Thiếu canxi, cơ thể sẽ lấy khoáng chất này từ xương, dẫn đến xương sẽ dễ bị gãy, dễ bị chấn thương... Ngoài ra, cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Loãng xương có thể đau đớn và ảnh hưởng đến các vấn đề về tư thế, thậm chí gây tàn tật.
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng
12 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt canxi nghiêm trọng

Rối loạn nhịp tim

  • Canxi chịu trách nhiệm cho sự co bóp của cơ bắp, bao gồm cả cơ tim và cung cấp các xung điện cho hệ thống dẫn truyền của tim. Khi cơ thể thiếu hụt canxi sẽ gây ra các rối loạn như: nhịp tim chậm, giảm co bóp cơ tim, rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng.

Tăng huyết áp

  • Tăng huyết áp là hậu quả của việc thường xuyên thiếu canxi trong cơ thể, và tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác.

Béo phì

  • Não rất nhạy cảm với sự thay đổi của canxi. Khi thiếu khoáng chất này, nó sẽ bắt đầu tạo ra các tín hiệu khuyến khích tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn để bổ sung lượng dự trữ vi chất dinh dưỡng. Chính điều này sẽ gây ra các tình trạng tăng cân, tăng nồng độ cholesterol xấu, rối loạn chuyển hóa… dẫn tới béo phì.

Sâu răng

  • Canxi là một thành phần chính của răng và xương, do đó, thiếu canxi sẽ dẫn đến sâu răng hoặc gãy răng.

8. Ngăn ngừa thiếu canxi bằng cách nào?

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, bạn nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm chức năng.

Nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên như: hải sản, tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa.

Bên cạnh đó, nên dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để giúp cơ thể dẻo dai, và đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Như vậy, thiếu canxi có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, hoặc do vấn đề sức khỏe. Thật may, khi bạn có thể bổ sung dưỡng chất này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc bằng một số thực phẩm chức năng.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp