Bright Side đã thực hiện một số nghiên cứu và phát hiện ra một số sai lầm điển hình mà các cặp đôi thường mắc phải, khiến mối quan hệ lãng mạn bị rạn nứt.

1. Không chia sẻ những cảm xúc cho nhau

7 sai lầm mà các cặp đôi thường mắc phải dẫn đến mối quan hệ rạn nứt

Dành thời gian chất lượng cho nhau là điều rất quan trọng cho một mối quan hệ. Những cặp đôi làm được điều này sẽ hài lòng hơn trong mối quan hệ của họ. Đó là bởi vì họ chia sẻ những trải nghiệm, cảm xúc khiến họ gần nhau hơn. Do đó, thiếu giao tiếp là một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến chia tay.

Cần lưu ý rằng, hai bạn nên dành thời gian chất lượng cho nhau, chứ không phải thời gian số lượng. Nếu hai bạn xem một bộ phim cùng nhau hoặc chỉ ngồi trên cùng một chiếc ghế dài cả ngày nhưng cả hai đều bận tâm với công việc riêng thì cũng không có hiệu quả. Thay vào đó, hãy cố gắng tương tác với nhau, chẳng hạn như chơi trò chơi hoặc đi dạo cùng nhau.

2. Quá quen với hành động tốt mà đối phương làm

Vấn đề ở đây là bạn quá quen với những điều tốt mà đối phương làm, dần dần bạn coi đó là điều hiển nhiên. Nếu họ luôn giữ nhà sạch sẽ, đừng chỉ cho rằng đó là một phần của thói quen và không đáng để bạn thể hiện sự đánh giá cao hàng ngày. Mặc dù nó luôn luôn như vậy, đó vẫn là một nỗ lực hàng ngày mà đối phương dành cho bạn.

Một nghiên cứu tiết lộ rằng, mọi người rất dễ chia tay với đối phương, nếu họ bắt đầu cảm thấy bị đánh giá thấp. Vì vậy, hãy tiếp tục ngưỡng mộ họ vì vẻ đẹp, khiếu hài hước hoặc lòng tốt của họ. Hãy nhớ liên tục đánh giá cao nó và tiếp tục thể hiện tình cảm một cách đầy đủ nhất.

3. Bạn luôn lập lá chắn để tránh bị tổn thương

7 sai lầm mà các cặp đôi thường mắc phải dẫn đến mối quan hệ rạn nứt

Có thể bạn đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn trong quá khứ và điều đó khiến bạn sợ hãi, bạn co mình và sợ bị tổn thương. Tuy nhiên, khi bạn cố né tránh chúng, bạn có thể khó cởi mở và tin tưởng người khác. Điều này rất quan trọng trong các mối quan hệ thân mật.

Bạn không để mọi người gần gũi đủ để họ biết bạn nhiều hơn. Do đó, bạn vẫn còn rất nhiều người lạ và không thể phát triển tình yêu và tình cảm sâu sắc.

4. Không tôn trọng không gian riêng

Dù cả hai có thân thiết và yêu nhau đến đâu thì mỗi người đều có những giới hạn của riêng mình. Đôi khi bạn cảm thấy tò mò và muốn đột nhập vào không gian riêng của đối phương. Tuy nhiên, điều đó là không nên, dù cho bạn có thiện chí là muốn hiểu thêm về đối phương chẳng hạn.

Hãy cố gắng không xâm phạm và tôn trọng không gian riêng của đối tác. Ngoài ra, đừng xúc phạm nếu nhu cầu của họ không phù hợp với bạn.

5. Không chăm sóc tốt cho bản thân

7 sai lầm mà các cặp đôi thường mắc phải dẫn đến mối quan hệ rạn nứt

Theo năm tháng, chắc chắn bạn sẽ thay đổi, nhưng không có nghĩa là bạn phải ngừng chăm sóc bản thân ngay khi tìm được một nửa của mình. Vì đối phương không có nghĩa vụ phải chăm sóc bạn, khi hai bạn chính thức quen nhau. Hãy tiếp tục đến phòng tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nỗ lực phát triển bản thân và bất cứ điều gì khác bạn từng làm trước khi tìm thấy tình yêu.

Tôn trọng bản thân chính là hạnh phúc của bạn

Tôn trọng bản thân chính là nền tảng hình thành nên tất cả các quyết định mà bạn đưa ra, cách bạn đối xử với bản thân và cách bạn cho phép người khác đối xử với bạn như thế nào.

Từ bé chúng ta thường được dạy bảo rằng “con nên tôn trọng người khác”. Chính vì điều này nên chúng ta thường bị ám ảnh phải cố gắng nỗ lực làm sao để làm hài lòng tất cả người khác, đặt bản thân mình ở vị trí cuối cùng và cho rằng quan niệm ‘bản thân mình quan trọng nhất’ là sai. Nhưng một nghiên cứu mới cho biết coi trọng bản thân là rất quan trọng với hạnh phúc của bạn. Tại sao như vậy? Bởi vì nó là một nhân tố để tạo dựng hạnh phúc, xây dựng lòng tự trọng và tin tưởng vào bản thân. Khi bạn đánh giá bản thân và thể hiện niềm tin khả năng của riêng bạn, bạn sẽ thấy mình hiểu rõ bản thân hơn. Vậy mục tiêu sống của bạn là gì? Và điều gì bạn cho là quan trọng nhất trong cuộc sống? Chẳng phải việc hiểu biết về bản thân bạn chính là bước đầu tiên để xây dựng sự tin tưởng và lòng tự trọng của bạn hay sao?

Hãy dành thời gian cho sở thích của riêng mình, chẳng hạn như bạn có thể thư thái đi dạo một mình hay đến công viên ngồi để đọc một quyển sách hay hoặc đi xem một bộ phim nào đó một mình, chẳng sao cả miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Vậy nên, bạn cảm thấy hạnh phúc hay không phụ thuộc cả vào bạn đấy!

Ngoài ra, bạn có thể xách ba lô lên bắt đầu một chuyến phiêu lưu, khám phá cho riêng mình. Đừng chờ đợi bạn bè hay những người xung quanh.

6. Bạn luôn tự ti

Tự ti là một đe dọa lớn đối với mối quan hệ. Những người tự ti thường sợ bị từ chối và luôn làm bất cứ điều gì để có thể bảo vệ bản thân. Họ luôn nghĩ rằng mình không xứng với đối phương và không tin rằng, đối phương thực sự yêu mình. Vì vậy, họ cố gắng chuẩn bị tinh thần cho việc chia tay và không đóng góp đủ về mặt cảm xúc để duy trì mối quan hệ.

Hãy là chính mình và dùng con người thật của mình để làm quen với người ấy. Cũng sẽ có người từ chối, nhưng cũng sẽ có người vì bạn mà mở lòng. Trước mặt người ấy, bạn có thể thoải mái là chính mình. Trong cuộc sống này, không cần nhiều người như vậy, chỉ một là đủ rồi.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng, bạn luôn xứng đáng được yêu thương. Đừng chối bỏ bản thân, bạn phải nhìn rõ giá trị của bản thân, tự tin và tìm được vị trí của mình.

7. Luôn tránh các xung đột

7 sai lầm mà các cặp đôi thường mắc phải dẫn đến mối quan hệ rạn nứt

Người ta nói, tình yêu nào mà không có xung đột thì chưa phải tình yêu thực sự. Liệu có đúng không khi mà kết cục của một cuộc cãi vã nếu là chia tay thì tình yêu thực sự chỉ đến thế thôi sao.

Thông thường, khi dẫn đến một cuộc cãi vã thường là do bất đồng về quan điểm, không tin tưởng lẫn nhau, do tác nhân bên ngoài,… Khi đi đến một việc gì đó tồi tệ, thay vì hỏi han, giúp đỡ lẫn nhau, người ta lại tìm cách đổ lỗi cho nhau là “tại cô” hay “tại anh”. Cách xử lý này là cách tiêu cực nhất. Đối phương càng cảm thấy tệ hơn, và cuộc cãi vã lại càng xấu đi. Các cặp đôi trong tình huống ấy, nếu không xử lý một cách êm đẹp thì chỉ có duy nhất một cái kết cuối cùng là chia tay.

Có vẻ như việc tránh xung đột sẽ giúp bạn không làm hỏng các mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn cứ mãi tránh đi các xung đột, điều đó có nghĩa là bạn che giấu cảm xúc thật của mình, phớt lờ nhu cầu của mình và cất đi sự thất vọng vì đối phương.

Nhưng bạn không thể sống như vậy cả đời. Cuối cùng, bạn sẽ quá thất vọng và sẽ kết thúc nó. Xung đột đôi khi là cơ hội để bạn giải tỏa. Ở đây, chúng tôi khuyến khích giao tiếp. Vì đối tác của bạn không thể đọc được suy nghĩ của bạn, vì vậy bạn nên lên tiếng. Bằng cách này, cả hai có thể cùng nhau khắc phục các sự cố trong mối quan hệ.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp