Mè đen là gì?

Hạt mè đen hay còn gọi là vừng đen là loại hạt được người Việt dùng phổ biến. Trong loại hạt này có chứa nhiều vitamin, các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan….. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mè đen là gì và những tác hại của mè đen khi dùng mè đen sai cách.

Giá trị dinh dưỡng của mè đen?

Mè đen rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Mè đen có tác dụng giảm cholesterol, có chất chống oxy hóa và lượng chất béo trung tính cao nên giảm nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường, chống ung thư.

Mè đen là gì? 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều
 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

Thành phần dinh dưỡng của mè đen cụ thể như sau:

  • 15% chất béo bão hòa
  • 41% chất béo không bão hòa
  • 39% chất béo không bão hòa đơn
  • Lượng calo: 100 kcal
  • Chất đạm: 3 gram
  • Chất béo: 9 gram
  • Carb: 4 gram
  • Chất xơ: 2 gram
  • Canxi: 18%
  • Magie: 16%
  • Phốt pho: 11%
  • Đồng: 83%
  • Mangan: 22%
  • Sắt: 15%
  • Kẽm: 9%

6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

Mè đen là loại hạt bổ dưỡng được sử dụng trong ẩm thực và tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích thì những tác hại của mè đen cũng rất đáng lo ngại nếu bạn dùng sai cách.

Nhiều nghiên cứu ghi nhận, lạm dụng mè đen trong các bữa ăn hàng ngày có thể khiến bạn nhận về một số ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, cụ thể:

Mè đen là gì? 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều
 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

1. Làm giảm hấp thu dưỡng chất

  • Nhiều nghiên cứu ghi nhận, trong hạt mè đen ngoài các chất dinh dưỡng thì có khoảng 5.36% axit phytic – một chất không có giá trị dinh dưỡng nhưng lại có thể làm giảm hấp thu một số chất quan trọng như sắt, kẽm, magie, canxi... trong cơ thể.

2. Khó kiểm soát trọng lượng cơ thể

  • Mè đen tuy nhẹ nhưng lại chứa hàm lượng calo và chất béo tương đối cao. Trong 14g hạt mè đen khoảng 100 calo và 9g chất béo, do đó, nếu kết hợp mè đen trong khẩu phần ăn thường xuyên có thể sẽ khiến cho trọng lượng cơ thể khó kiểm soát.

3. Rối loạn tiêu hóa

  • Một trong những tác dụng phụ của mè đen là chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Hạt mè đen vốn có tác dụng nhuận tràng, vì thế nếu bạn ăn nhiều hạt mè đen bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc bị tiêu chảy.
Mè đen là gì? 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều
 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

4. Dị ứng và phát ban

  • Một số người có thể bị bị ứng với hạt mè đen với các triệu chứng như viêm mũi, chảy nước mũi, hen suyễn... Một số trường trường hợp ăn hạt mè đen có thể gây phát ban trên da, nổi mẩn đỏ và ngứa.

5. Hạ huyết áp

  • Hạt mè đen có tác dụng làm giảm huyết áp do chúng chứa nhiều magie, vì thế tốt nhất không nên sử dụng cho những người có huyết áp thấp.

6. Viêm túi thừa đại tràng

  • Một số người cho rằng ăn hạt mè đen có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị viêm túi thừa, một loại bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, hạt mè đen không gây kích ứng ruột đối với hầu hết những người bị viêm túi thừa đại tràng.
  • Mặc dù vậy, nếu bạn cảm thấy không an tâm bạn có thể hạn chế hoặc loại bỏ các sản phẩm từ mè đen hoặc nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn.
  • Ngoài ra, trong Đông y ghi nhận, không nên kết hợp hạt mè đen cùng thịt gà. Những người người bụng yếu hoặc cơ địa thể hàn cũng không nên dùng mè đen.
Mè đen là gì? 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều
 6 tác hại của mè đen khi dùng sai cách hoặc quá nhiều

Dùng hạt vừng đen thế nào là đúng cách?

Mè đen không phải là nguyên liệu chính trong chế biến ẩm thực, nó chỉ được xem như một loại gia vị hỗ trợ giúp món ăn thêm ngon, hấp dẫn và cung cấp thêm dinh dưỡng cho bữa ăn. Vì thế, chỉ cần bạn không sử dụng quá nhiều bạn sẽ không gặp phải những tác hại của mè đen.

Dưới đây là một số lưu ý cần cần nhớ để có thể sử dụng mè đen đúng cách:

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 15 - 20g mè đen là đủ.
  • Nên rang mè đen chín để có mùi thơm ngon, dễ tiêu hoá và đảm bảo vệ sinh.
  • Nên ăn mè đen chung với cơm hoặc kết hợp với những thực phẩm khác thay vì chỉ dùng mỗi mè đen.
  • Người bị huyết áp thấp, hệ tiêu hóa kém, bụng yếu, huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch, bệnh sỏi thận không nên ăn mè đen. Ngoài ra, những người đang trong thời gian điều trị với glycosid tim, đang trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ có thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thì cũng nên tránh ăn mè đen.

Tóm lại, mè đen rất bổ dưỡng và cũng có thể mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, để nhận được những lợi ích từ mè đen bạn cần ăn chúng trong giới hạn cho phép, lạm dụng nhiều mè đen trong bữa ăn sẽ khiến bạn gặp phải những “rắc rối” sức khỏe không đáng có.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp