“Tham ăn” là căn nguyên của bệnh tật và là bước đầu tự hủy hoại sức khỏe. Nhiều người thường thích ăn nhậu, ăn quá đà, nghiện thịt, ăn quá cay, thích đồ uống lạnh, thích ăn thịt mỡ… Khi ung thư đến cửa thì hối cũng đã muộn.

1. Ăn quá nhiều

Nếu bạn ăn quá nhiều, bạn sẽ dễ bị mắc bệnh. Ăn uống vô tội vạ, béo phì tìm đến cửa nhà, bụng ngày một to, bệnh tật cũng theo đó mà đến. Bác sĩ chỉ ra rằng, nhiều bệnh được “hỗ trợ” bởi thói quen ăn uống không tốt.

Ăn quá nhiều làm tăng gánh nặng cho thận, lâu ngày sẽ dẫn đến béo phì. Ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày quá tải trong thời gian dài, gây ra chứng khó tiêu, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày. Hệ thống nội tiết cũng dễ bị rối loạn, có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu và gây ra bệnh tiểu đường; béo phì cũng làm tăng gánh nặng cho các khớp, đẩy nhanh quá trình mòn và lão hóa khớp, gây biến dạng khớp, các bệnh về xương khớp, v.v., đặc biệt là tổn thương khớp gối.

Ăn uống như thế này là bước đầu tiên tự hủy hoại sức khỏe của bạn

2. Mùi vị quá nặng

Nhiều người có khẩu vị rất nặng, họ không chịu được chế độ ăn nhạt, họ thích ăn đậu phụ thối, gà cay,… Đây là những thói quen ăn uống rất không lành mạnh và có thể gây bệnh.

Ăn quá mặn hại não, thận, mạch máu và xương; ăn quá ngọt dễ bị béo phì, đau tim, hỏng răng; ăn quá nóng hại ruột, dạ dày và viêm túi mật; ăn quá nhiều dầu dễ bị béo phì, đau tim.

Cũng có nhiều người thích ăn đồ béo và nhiều cholesterol như đồ nướng, nội tạng động vật, cộng với việc ngồi lâu khiến mỡ tích tụ trong người, có khả năng gây ra nhồi máu não, xuất huyết não, đột quỵ và các bệnh khác.

Ăn uống như thế này là bước đầu tiên tự hủy hoại sức khỏe của bạn

Để kiềm chế sự tham ăn, nên “nhịn ăn gián đoạn”

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm về chế độ “nhịn ăn gián đoạn” tại cuộc họp ở San Francisco, có thể cung cấp cho chúng ta một cách để kiềm chế “lòng tham” và ăn uống lành mạnh hơn.

Có một kiểu “nhịn ăn gián đoạn” được gọi là Time restricted feeding (TRF – ăn uống hạn chế theo thời gian), đề cập đến việc không tiêu thụ thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, thường là hơn 12 giờ. Ví dụ, nếu bạn ăn tối trước 6 giờ và ăn sáng sau 6 giờ, bạn đã nhịn ăn liên tục trong hơn 12 giờ.

Ăn uống như thế này là bước đầu tiên tự hủy hoại sức khỏe của bạn

Qua các thí nghiệm trên động vật, nhịn ăn gián đoạn cho thấy những lợi ích như sau:

  • Giảm cân nhiều hơn.
  • Chuyển hóa chất béo tốt hơn.
  • Dữ liệu về huyết áp và lipid máu tốt hơn.
  • Giảm lượng đường trong máu hoặc mức insulin thấp hơn.
  • Giảm mức độ viêm và giảm stress oxy hóa.
  • Lão hóa chậm lại và kéo dài tuổi thọ.
  • Cần lưu ý rằng thời gian ăn đặc biệt quan trọng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu bạn ăn vào thời điểm gần giờ đi ngủ, thì dù bạn ăn cùng một lượng calo nhưng bạn vẫn tăng cân nhiều hơn so với việc bạn ăn vào ban ngày hoặc ăn vào thời điểm sớm hơn. Do đó, ăn quá muộn vào bữa tối hoặc ăn bữa khuya có thể khiến mọi người tăng cân đặc biệt nhanh.
  • Cơ thể con người tuân theo nhịp sinh học tự nhiên, ăn khuya dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa, không tốt cho sức khỏe, vì vậy tốt nhất bạn nên chuyển thời gian ăn uống vào một thời điểm sớm hơn trong ngày.

Bạn nên cố gắng ăn các bữa đều đặn, cố gắng không ăn tối quá muộn, bỏ thói quen ăn khuya không tốt, và duy trì “nhịn ăn gián đoạn” từ 12 tiếng trở lên, chắc chắn rằng bạn sẽ có thể đạt được một mức cân nặng hợp lý cùng một sức khỏe tốt.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp