Hemophilia còn gọi là bệnh máu khó đông là rối loạn đông máu gây ra do thiếu một số yếu tố đông máu. Người bệnh có thể bị xuất huyết không thể kiểm soát do một chấn thương rất nhỏ, chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội dẫn tới tàn tật, chảy máu vào não có thể gây tử vong

Đây là bệnh hiếm gặp, cứ 10.000 nam giới sinh ra thì có 1 người mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh do di truyền. Bệnh chủ yếu gặp với nam giới, nhưng phụ nữ lại là người mang gen bệnh

Người mắc bệnh máu khó đông phải được sự theo dõi sát của bác sĩ. Bạn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, tránh bị chấn thương gây chảy máu. Trong đời sống hằng ngày khi gặp sự cố chảy máu dù nhỏ cũng cần phải đến cơ sở y tế để xử lý vết thương ngay. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông hằng ngày cũng phải hết sức chú ý. Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh, phù hợp với dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông.

1. Bệnh máu khó đông là gì?

Khi cơ thể thiếu hụt các yếu tố đông máu, nhất là yếu tố VIII và IX thì cơ thể sẽ bị mắc bệnh máu khó đông. Chỉ có nhiễm sắc thể X mới có gen sản xuất hai yếu tố đông máu này

Theo các nhà khoa học, bệnh máu khó đông là bệnh di truyền theo thể lặn, có liên quan đến nhiễm sắc thể X. Bé trai mang nhiễm sắc thể XY, nếu nhận X bệnh từ người mẹ thì sẽ có biểu hiện của bệnh.

Bé gái mang nhiễm sắc thể XX, biểu hiện bệnh khi mang cả hai X bệnh tức là nhận X bệnh từ cả bố và mẹ, Tuy nhiên xác suất này rất thấp vì thế tỷ lệ bé gái mắc bệnh máu khó đông di truyền từ bố mẹ sẽ thấp hơn tỷ lệ bé trai bị mắc bệnh.

Bệnh máu khó dông là bênh gì? Dinh dưỡng cho bệnh máu khó đông nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh máu khó đông và dinh dưỡng cho người bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là căn bệnh hiếm gặp, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh là 1/5.000 trẻ em.

Bên cạnh yếu tố di truyền, nguyên nhân gây ra bệnh máu khó đông có thể là do đột biến gen và những gen này có thể có khả năng gây bệnh cho thế hệ sau.

2. Bệnh máu khó đông có biểu hiện gì?

Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, đây là biểu hiện của bệnh Hemophilia.

Bệnh máu khó đông thường có những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Khi người bệnh bị ngã hay va chạm, xây xát hoặc chấn thương, tình trạng xuất huyết thường xảy ra. Có hiện tượng máu chảy không cầm ở vị trí chấn thương, vết bầm tím hoặc tụ máu trong cơ.
  • Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
  • Các khớp lớn chảy máu như khớp gối, khuỷu tay, cổ chân, chảy máu não.
  • Chảy máu mà không rõ nguyên nhân.
  • Trong phân và nước tiểu có máu.
  • Các khớp xương sưng và đau.

Các dấu hiệu của bệnh máu khó đông khá đa dạng và còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh máu khó đông, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

3. Dinh dưỡng cho người bị máu khó đông

3.1. Trái cây

Trái cây rất giàu chất sắt, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu, là một thực phẩm cần thiết để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông. Ngoài ra, trái cây không còn cung cấp năng lượng mà còn đảm bảo sức khỏe đường ruột.

Bện cạnh đó, những trái cây giàu vitamin C như: cam, dứa, dâu tây, nho... giúp làm cho hệ thống miễn dịch mạnh hơn, do đó làm cho bệnh nhân ít bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng,... những bệnh này có thể làm nặng thêm các triệu chứng máu khó đông.

Bệnh máu khó dông là bênh gì? Dinh dưỡng cho bệnh máu khó đông nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh máu khó đông và dinh dưỡng cho người bệnh máu khó đông

3.2. Thực phẩm giàu vitamin K

Cải xanh, bông cải, rau muống, cải bắp đỏ, dưa cải, bắp cải trắng, rau diếp, cải bó xôi, húng quế, cần tây, dưa leo.

Bạn cũng nên dùng thêm đậu nành, dầu hướng dương, mầm lúa mì. Các loại trái cây giàu vitamin K là chuối già, dưa hấu, nho...

3.3. Thực phẩm giàu canxi

Các bác sĩ khuyên những người mắc bệnh rối loạn đông máu nên tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi hoặc uống bổ sung canxi.

Canxi được biết là có khả năng hỗ trợ trong việc hình thành tiểu cầu và đông máu, giúp tăng cường xương chắc khỏe. Các sản phẩm từ sữa, sữa đậu nành,... có thể là một phần trong chế độ ăn uống của bệnh nhân.

3.4. Bổ sung sắt

Một chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể được bổ sung vào phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông.

Sắt là yếu tố chính thúc đẩy việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và hemoglobin, đó là cần thiết để điều trị rối loạn đông máu, Thịt, cá, các loại đậu, các loại hạt,... rất giàu hàm lượng sắt.

3.5. Tránh ăn các chất béo, nước ngọt có ga

Bệnh nhân bị bệnh máu khó đông nên tránh những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và calo bão hòa vì chúng mất nhiều thời gian để tiêu hóa, sử dụng rất nhiều năng lượng và dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể gây ra sự gián đoạn trong việc lưu thông máu.

Nước giải khát có chứa đường, fructose và màu sắc nhân tạo. Tất cả những điều này chỉ bổ sung thêm lượng calo có thể gây nguy hiểm cho những người bị chứng bệnh máu khó đông.

Bệnh máu khó dông là bênh gì? Dinh dưỡng cho bệnh máu khó đông nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh máu khó đông và dinh dưỡng cho người bệnh máu khó đông

4. Những lưu ý cho người bệnh máu khó đông

4.1. Nên tập thể dục nhẹ nhàng

Nhiều người nghĩ rằng khi bị hemophilia thì không nên tập thể dục tuy nhiên đây là quan điểm sai lầm. Tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân bị hemophilia vì các vận động sẽ giúp cho các cơ chắc chắn hơn, khỏe mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp

Người bệnh hemophilia không nên tập những môn thể dục có cường độ cao như bóng đá và đấm bốc. Bởi những môn thể thao này có thể khiến bạn gặp chấn thương và gây chảy máu bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

Lưu ý, khi tập luyện thể dục thể thao nên có những miếng đệm lót ở những vị trí dễ xảy ra trầy xước như khuỷu tay, đầu gối.

4.2. Nên thận trọng khi uống thuốc

Những người bị hemophilia cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc. Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc chống đông máu... có thể ảnh hưởng đến sự đông máu và cầm máu của người bệnh.

Tốt nhất là mỗi khi sử dụng thuốc gì, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

4.3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Những người bị chứng hemophilia cần cẩn trọng khi vệ sinh răng miệng vì đó là cơ quan rất dễ chảy máu. Để tránh chảy máu chân răng bạn cần tránh ăn các thức ăn cứng, nên tách xương, vỏ, càng, vảy trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá.

Nếu người bệnh hemophilia phải nhổ răng thì nên đến bác sĩ nha khoa và thông báo cho bác sĩ biết tình trạng bệnh để có hướng xử trí thích hợp.

Bệnh máu khó dông là bênh gì? Dinh dưỡng cho bệnh máu khó đông nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh máu khó đông và dinh dưỡng cho người bệnh máu khó đông

4.4. Đến bệnh viện ngay khi vết thương không thể cầm máu

Việc chăm sóc y tế càng sớm càng tốt rất quan trọng với bệnh nhân bị hemophilia. Thậm chí đó chỉ là một vết thương nhỏ thì họ cũng cần phải được kiểm tra ngay lập tức để tránh tình trạng chảy máu không ngừng gây mất máu.

Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh hemophilia có thể tử vong do mất máu đến chết.

Bệnh máu khó đông là một rối loạn kéo dài suốt cuộc đời và phải phụ thuộc vào yếu tố đông máu thay thế. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị hiện đại, bệnh nhân Hemophilia có khả năng hy vọng vào một cuộc sống tương đối bình thường như những người khỏe mạnh.

Việc tham khảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân máu khó đông phù hợp, bên cạnh đó là chế độ luyện tập đi kèm sẽ giúp cuộc sống bệnh nhâm máu khó đông tốt đẹp hơn.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp