Mỡ máu là một bệnh lý liên quan mật thiết đến các thói quen sống hàng ngày. Bệnh thường khó phát hiện trong thời gian đầu. Chúng ta có thể được bác sĩ chẩn đoán bị máu nhiễm mỡ hay không sau khi có kết quả xét nghiệm máu.

Vậy máu nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) à thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn chuyển đổi chất béo trong cơ thể, làm cho lượng chất béo trong máu quá cao.

Các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu:

  • Cholesterol toàn phần: < 5.2 mmol/L .
  • LDL - Cholesterol: < 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride: < 2.2 mmol/L.
  • HDL - Cholesterol: > 1.3 mmol/L.

Chất béo rất cần thiết cho việc cấu tạo nên cơ thể và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, chất béo còn cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong chất béo. Tuy nhiên, một lượng lớn chất béo có thể gây nên các bệnh về tim mạch, gây tiểu đường và béo phì.

Trong cơ thể có nhiều loại chất béo nhưng trong đó hai loại chất béo thường có liên quan đến bệnh máu nhiễm mỡ là cholesterol và triglyceride. Mỡ trong máu có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại chất béo này.

  • Cholesterol vận chuyển trong cơ thể một dạng gọi là lipoprotein. Có hai loại: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol (cholesterol xấu). Tăng cholesterol tức là tăng lượng LDL cholesterol.
  • Triglyceride được dự trữ trong tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Việc ăn uống quá nhiều chất béo khiến cơ thể không đốt cháy kịp có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu bạn bị tăng triglyceride thì có khả năng bạn cũng bị tăng cholesterol.
Bệnh mỡ máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh mỡ máu
Bệnh mỡ máu là gì?

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Bệnh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do lối sống sinh hoạt và ăn uống không phù hợp gây tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm hiệu quả chuyển hoá lipid trong máu.

Có thể điểm lại một số nguyên nhân xuất phát từ lối sống gây nên tình trạng máu nhiễm mỡ:

Một nguyên nhân khác quan trọng đó là do di truyền: đây là một nguyên nhân liên quan đến vấn đề gen và đột biến. Nguyên nhân này gây nên các vấn đề trong chuyển hoá cholesterol, nhất là nhóm LDL.

Ngoài ra các nguyên nhân khác cũng tác động vào quá trình làm tăng mỡ máu như biến chứng của các bệnh: đái tháo đường, suy thận, suy gan, bệnh nhiễm trùng, hội chứng Cushing, viêm ruột,…

Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi niệu, thuốc an thần,… cũng có nguy cơ làm rối loạn chuyển hóa lipid, tăng lượng mỡ trong máu.

Các triệu chứng và biến chứng của bệnh mỡ máu

1. Triệu chứng bệnh

Hầu hết mọi người chỉ phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, gây nhiều tổn thương cho các cơ quan và cơ thể bởi máu nhiễm mỡ không có triệu chứng điển hình. Đặc biệt, bệnh lý này ở người trẻ diễn biến âm thầm, khó nhận biết, khiến nhiều người chủ quan.

Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp phải như:

  • Khi bệnh chưa tiến triển sang giai đoạn cuối: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thở gấp, tim đập nhanh, đau tức ngực,…
  • Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối: Đau tim, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…

Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ. 

Bệnh mỡ máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh mỡ máu
Các triệu chứng và biến chứng của bệnh mỡ máu

2. Biến chứng bệnh

Đây là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạchHàm lượng mỡ trong máu cao cùng rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như: xơ vữa động mạch, tắc mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… 

Gây bệnh viêm tụy: Viêm tụy là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nguyên nhân do hàm lượng triglyceride trong máu cao tác động gây sưng viêm tuyến tụy với các triệu chứng như: sốt, nôn, đau bụng dữ dội, đi ngoài, nhịp thở nhanh,… Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Tai biến mạch máu não: Cholesterol và Triglyceride trong máu cao ở bệnh nhân máu nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm máu cung cấp đến não. Lâu dần lòng động mạch ngày càng thu hẹp, nguy cơ tai biến mạch máu não. Đặc biệt khi các mảng xơ vữa xuất hiện ở tim và não sẽ gây nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong.

Suy giảm chức năng gan: Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân chính gây gan nhiễm mỡ cũng như các bệnh lý về gan khác.

Cao huyết áp: Bệnh nhân máu nhiễm mỡ thường gặp tình trạng lưu thông máu tới các cơ quan kém do hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn. Khi đó áp suất máu cũng tăng, nguy cơ gây bệnh cao huyết áp.

Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, quan niệm này cũng đặc biệt đúng với bệnh máu nhiễm mỡ. Nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm ở giai đoạn đầu, chỉ bằng việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, người bệnh đã có thể cải thiện bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, việc điều trị khó khăn và phức tạp hơn, hơn nữa biến chứng nguy hiểm cũng luôn đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức vừa đủ.
  • Ăn vừa đủ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như: thịt bò, thịt bê, thịt lợn,..
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Cân bằng dinh dưỡng mỗi ngày, các dưỡng chất được cung cấp đầy đủ, không nên ăn quá nhiều chất đạm và chất béo.
  • Bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất qua các loại trái cây tươi, rau xanh tốt cho sức khỏe và cân bằng chất béo trong máu.
  • Dùng thuốc điều trị: trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, nên phối hợp sử dụng các bài thuốc từ thảo dược.

Lưu ý: Nên phối hợp tất cả các phương pháp với nhau để cho hiệu quả tốt nhất. Khi kết quả điều trị thành công, các chỉ số mỡ trong máu trở lại mức bình thường thì vẫn nên giữ thói quen tốt nêu trên vì bệnh có khả năng tái phát dễ dàng, giữ lối sống khoa học và đi khám định kỳ thường xuyên để nắm chỉ số mỡ trong máu.

Bệnh mỡ máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh mỡ máu
Cách phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

Nên ăn gì để kiểm soát mỡ máu?

Những người bị bệnh dù ở mức độ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn hợp lý chứa các loại thực phẩm sau:

  • Nên ăn các loại rau xanh vì chúng ít Cholesterol.
  • Ăn thịt nạc thăn, hạn chế ăn thịt mỡ và nội tạng động vật.
  • Ăn thức ăn ít chất béo như cá, các họ đậu, hoa quả tươi.
  • Các loại nấm: nấm hương, mộc nhĩ, nấm linh chi
  • Gừng hỗ trợ rất tốt trong việc giảm mỡ trong máu.
  • Trà sen hoặc các loại trà thanh lọc cơ thể.

Các loại thực phẩm cần tránh ăn nhiều:

  • Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn chế biến sẵn.
  • Nội tạng động vật.
  • Ăn nhạt sẽ tốt hơn cho hoạt động của tim mạch.

Mỡ máu là một bệnh tương đối phổ biến và liên quan nhiều đến thói quen sống hàng ngày. Để kiểm soát bệnh tốt nhất, cần có một chế độ sinh hoạt khoa học trong ăn uống và luyện tập, đồng thời nên sử dụng một số thuốc có tác dụng kiểm soát mỡ máu.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp