1. Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

  • Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể người đặc biệt là hệ miễn dịch,nước chiếm đến 70 – 80% trọng lượng cơ thể.
  • Nước giúp cơ thể duy trì sự ổn định của các chức năng nhận thức và thể chất, góp phần duy trì sự điều hòa thân nhiệt
  • Nước tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể
  • Uống nước có khả năng giữ khả năng miễn dịch tốt để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Nước có khả năng đào thải các độc tố, các chất cặn bã mà các cơ quan, tế bào không thể hấp thu và được đưa ra ngoài thông qua hệ thống bài tiết và mồ hôi
  • Ngoài ra nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động.
Có phải uống nhiều nước là tốt? Uống nước như thế nào mới hiệu quả
Vai trò của nước đối với sức khỏe con người

2. Giải đáp câu hỏi: Có phải uống nhiều nước là tốt?

Điều hòa lượng nước trong cơ thể sao cho hợp lý là rất quan trọng, bởi lẽ mọi điều thái quá đều không tốt, kể cả uống quá nhiều nước. Trên thực tế, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Sau đây là tác hại khi cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước.

Cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất

Uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo nước tiểu mà ra ngoài.

Uống nhiều nước ảnh hưởng đến thận

Thận là cơ quan có chức năng lọc nước, do đó, nếu bạn uống nước quá mức sẽ khiến thận phải tăng giờ hoạt động lên. Lâu ngày, thận mệt mỏi, chức năng suy giảm nên có thể gây ra các bệnh về thận.

Cơ thể bị co thắt cơ và chuột rút

Sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể gây ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp dẫn đến co thắt cơ và chuột rút. Điều này xảy ra lượng nước cơ thể phải đào thải quá nhiều làm giảm mức điện giải. Mức điện giải thấp có thể dẫn đến chuột rút.

Có phải uống nhiều nước là tốt? Uống nước như thế nào mới hiệu quả
Có phải uống nhiều nước là tốt?

Cơ thể luôn mệt mỏi và căng thẳng

Điều này xảy ra khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Khi đó, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Uống quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng đến tim

Điều này xảy ra bởi vì uống quá nhiều nước có thể làm tăng thể tích máu trong cơ thể của bạn, do đó sẽ tăng gánh nặng cho tim. Áp lực không cần thiết này thực sự có thể làm hư hỏng các mạch máu, cũng có thể dẫn tới động kinh trong một số trường hợp.

Bộ não con người cũng có thể bị tàn phá khi uống quá nhiều nước

Khi uống nhiều nước đến mức vượt qua khả năng xử lý của thận sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng natri trong máu, có thể tàn phá não và cơ thể. Tình trạng này gọi là ngộ độc nước. Ngộ độc nước có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí trong trường hợp cực đoan có thể gây tổn thương não, hôn mê, thậm chí là tử vong.

3. Uống nước như thế nào mới hiệu quả?

Uống bao nhiêu nước là phù hợp

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành như sau:

  • Đối với nam giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày
  • Đối với nữ giới: Cần cung cấp cho cơ thể khoảng 2,7 lít nước mỗi ngày

Bên cạnh đó, con số này còn phụ thuộc vào thời tiết, hoạt động thể lực, tình trạng sức khỏe cơ thể, ...

Có phải uống nhiều nước là tốt? Uống nước như thế nào mới hiệu quả
Uống nước như thế nào mới hiệu quả?

Uống nước như thế nào mới hiệu quả?

Uống nước khi ngồi

Không nên uống nước khi di chuyển, khi đứng hoặc khi đang lái xe vì cơ thể phải làm nhiều việc một lúc và không thể tập trung hoàn toàn vào việc hấp thụ nước. Do đó, khi uống nước, bạn phải ngồi thoải mái, uống chậm như đang thưởng thức vị ngon của nó.

Uống ngay cả khi không khát

Chỉ uống nước khi cảm thấy khát là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, nhất là đối với những người ít vận động, đợi đến khi khát là rất lâu trong khi lượng nước cơ thể cần vẫn không khác những người bình thường.

Do đó, hãy cân đối thời gian hợp lý cho việc uống nước để đảm bảo rằng bạn đã cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần.

Nên uống nước ấm

Có nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt độ của nước ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hấp thụ vào cơ thể. Theo đó, nước ấm là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

Không uống nhiều trong khi ăn

Uống quá nhiều nước trong khi ăn khiến cho quá trình tiêu hóa gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn. Tỷ lệ lý tưởng nhất đó là 50% dạ dày dành cho thức ăn, 25% là nước và 25% còn lại sẽ dùng để chứa các loại nước của đường tiêu hóa.

Uống nước với lượng nhỏ

Không nên uống quá nhiều nước trong một lần bởi nó sẽ không được hấp thụ tốt nhất trái lại còn trở thành gánh nặng cho cơ thể bạn. Lượng nước được khuyên dùng là 220ml cho 1 lần uống và uống khoảng 8 lần trong ngày. Khi uống, bạn nên uống chậm rãi, thành từng ngụm nhỏ.

Lập thời gian biểu để uống nước đúng cách

Thời gian uống nước như thể nào ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thụ nước của cơ thể và giúp phát huy tối đa giá trị của nước. Thời gian biểu lý tưởng để uống nước đúng cách bạn có thể tham khảo như dưới đây.

Có phải uống nhiều nước là tốt? Uống nước như thế nào mới hiệu quả
Uống nước như thế nào mới hiệu quả?
  • 7h sáng: Một cốc nước ấm khoảng 250ml sau khi ngủ dậy sẽ giúp lọc sạch gan, thận và mang đến sức sống cho một ngày mới.
  • 8 – 9h sáng: Một cốc nước sau khi đến công sở sẽ giúp bạn lấy lại sự sảng khoái để sẵn sàng bắt tay vào công việc với công suất cao nhất.
  • 11h trưa: Sau vài giờ làm việc, cơ thể cần một cốc nước để bù đắp năng lượng
  • 13h trưa: Uống nước sau bữa trưa không chỉ giúp tiêu hóa dễ dàng mà còn giúp bạn giữ được vóc dáng cân đối.
  • 15 – 16h: Lúc này cơ thể bạn đã mệt với những giờ làm việc căng thẳng. Một cốc nước giúp bạn xua đi cơn buồn ngủ để tập trung vào công việc.
  • 17h: Trước khi rời công sở, uống một cốc nước giúp bạn bớt cảm giác đói và mệt. Nhất là đối với những người ăn kiêng vào buổi tối, uống nước lúc này thật sự rất tốt.
  • 22h: Trước khi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp cơ thể chống nguy cơ máu cục máu đông để tận hưởng giấc ngủ yên bình, sảng khoái.

Trên đây là phương pháp uống nước. Hy vọng bài viết trên sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

424, Theo Reviview 365 tổng hợp