- Hậu quả kinh khủng từ việc thiếu ngủ khoa học mới tìm ra, đó là gì?
- Nhiệt độ phòng bao nhiêu là lý tưởng cho giấc ngủ của bạn
- Những điều thú vị về 5 giai đoạn của giấc ngủ trong một đêm
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao cứ ăn no xong là cơn buồn ngủ lại kéo đến? Nhiều người cho rằng buồn ngủ là do thiếu máu não, điều này liệu có đúng không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Buồn ngủ sau khi ăn có phải do thiếu máu não không?
Sau khi ăn, dạ dày sẽ chứa đầy thực phẩm, lúc này nó cần thời gian để tiêu hóa, phân huỷ thức ăn, sau đó chuyển hoá thành dinh dưỡng và đem đi "phân phát" để nuôi dưỡng cơ thể.
Trong quá trình tiêu hóa, máu trong cơ thể sẽ dồn về dạ dày, như vậy lượng máu lên não và tim đồng thời giảm nên dễ gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ tạm thời lên não. Cũng vì vậy mà cơ thể sẽ có xu hướng buồn ngủ hơn. Đây là một hiện tượng sinh lý tự nhiên và bạn không cần lo lắng, thay vào đó bạn chỉ nên kiểm soát lượng thực phẩm của mình mỗi bữa không quá nhiều để tránh khiến dạ dày quá tải, đồng thời tránh ngủ trong vòng 30 phút sau bữa ăn.
Tuy vậy, nếu sau khi ăn xong lại xuất hiện tình trạng buồn ngủ nghiêm trọng, đi kèm theo một số triệu chứng khác thì bạn phải hết sức cảnh giác, rất có thể liên quan đến một số bệnh.
Những bệnh nào liên quan đến tình trạng buồn ngủ rõ rệt sau khi ăn?
1. Bệnh tiểu đường
Sau khi mắc bệnh tiểu đường, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ vô cùng sau mỗi bữa ăn. Lý do là vì sau ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh não bộ bị ức chế, và rồi xuất hiện hiện tượng buồn ngủ.
Hơn nữa, ở những bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể khiến chức năng não bị suy giảm, điều đó sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn.
Nếu sau khi ăn bạn luôn thấy buồn ngủ, đi kèm cảm giác tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân, giảm thị lực, mệt mỏi quá sức... thì nên đi kiểm tra đường huyết.
2. Những người thiếu âm
Trong Đông y có lưu truyền lý thuyết âm dương. Cơ thể chỉ có thể khỏe mạnh nếu âm dương cân bằng hài hòa. Thiếu âm tức là khi năng lượng âm của cơ thể bị cạn kiệt dẫn đến tình trạng dư thừa dương, từ đó gây nóng sốt, đổ mồ hôi, nhiệt tứ chi, mệt mỏi, khó chịu, chân tay lạnh, tuần hoàn máu kém... Đối với những người thiếu âm, họ cũng sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, nếu đi kèm những dấu hiệu trên thì bạn nên tìm cách để bồi bổ cơ thể, giúp cân bằng âm dương.
3. Xơ cứng mạch máu não
Xơ cứng mạch máu não là hiện tượng xuất hiện quá nhiều lipid trên thành động mạch não, làm tổn thương thành mạch hoặc làm mạch máu mất tính đàn hồi, lòng mạch quá hẹp làm giảm lượng máu cung cấp cho mô não...
Những người bị xơ cứng mạch máu sẽ không thể cung cấp đủ lượng máu cho não, sau khi ăn no máu sẽ có xu hướng dồn vào dạ dày vì vậy tình trạng thiếu oxy não càng trầm trọng hơn, gây ra triệu chứng buồn ngủ.
4. Hội chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mãn tính, gây ra bởi sự mất cân bằng hóa học trong não. Hầu hết người mắc hội chứng ngủ rũ có mức hypocretin (một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy sự tỉnh tảo) thấp, dấu hiệu là buồn ngủ ban ngày quá nhiều và giấc ngủ có thể đến bất cứ lúc nào.
Khi bệnh nhân ở trạng thái tĩnh, chẳng hạn như sau khi ăn cơm xong sẽ có biểu hiện buồn ngủ rất rõ rệt và ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Nhìn chung, sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ được cung cấp cho dạ dày, dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, sẽ gây ra cảm giác buồn ngủ tạm thời. Đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, không cần điều trị đặc biệt, tuy nhiên nếu hiện tượng này kèm theo một số triệu chứng khó chịu khác thì cần phải cảnh giác, rất có thể liên quan đến 4 căn bệnh trên.
Khi đó người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị, từ đó có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách tối đa nhất.
Để lại bình luận
5