- 8 loại gia vị trong nhà bếp là bí quyết giúp tim mạch khỏe mạnh
- Gia vị vạn người mê là “thần dược” cho vòng eo thon và giảm ung thư
- Rau mầm là gì? Tác dụng của các loại rau mầm với sức khỏe
- Những giá trị dinh dưỡng mà sầu riêng mang lại cho sức khỏe của bạn
- Viatmin B6 là gì? Tác dụng của vitamin B6 đối với sức khỏe bạn nên biết
1. Gia vị là gì?
Gia vị được định nghĩa là các loại thực phẩm, thực vật có chứa tinh dầu tạo mùi thơm hoặc các hợp chất hóa học cho thêm vào món ăn. Sự kết hợp của các gia vị trong một món ăn có thể kích thích vị giác, khứu giác và thị giác cho người sử dụng.
Các loại gia vị khi kết hợp với nhau không những mang lại hương sắc cho các món ăn mà chúng còn ẩn chứa trong mình những tác dụng dược học vô cùng tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Một số loại gia vị tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, điều hòa đường huyết, giảm stress, cải thiện trí nhớ,...
Chính vì thế, việc sử dụng các loại gia vị thích hợp cho món ăn luôn phản ánh sự khéo léo, sự tinh tế như một nghệ thuật ẩm thực đối với người đầu bếp.
2. Các loại gia vị phổ biến
Dựa vào nguồn gốc, gia vị có thể được chia thành 4 loại bao gồm: gia vị có nguồn gốc thực vật, gia vị có nguồn gốc động vật, gia vị lên men vi sinh và gia vị có nguồn gốc vô cơ.
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Gia vị có nguồn gốc từ thực vật được sử dụng rất phong phú và đa dạng, có thể kể tên đến như:
- Các loại lá tạo mùi thơm như: Lá bạc hà (mint), nguyệt quế, hành lá, rau răm, húng quế, cần tây, hành boa rô, kinh giới, rau mùi, hương thảo, lá dứa...
- Các loại quả: Chanh, bưởi, ớt, khế chua, quả me, quả sấu...
- Các loại hạt: Hạt tiêu, hạt ngò,hạt dổi...
- Các loại củ: Gừng, tỏi, hành tây, củ riềng, hành củ, nghệ, củ kiệu,...
- Các loại thực vật khác: Nấm hương, nước dừa, nước cốt dừa...
- Các loại gia vị đã được chế biến, phối trộn các nguyên liệu lại với nhau: Tương ớt, thính, mù tạt, dầu thực vật, bơ thực vật, ngũ vị hương, bột cà ri,...
- Các loại thảo mộc, thuốc dùng trong đông y: Táo tàu, kỷ tử, sa nhân, sâm, cam thảo, quế, đại hồi, sa nhân, đinh hương, bột dành dành,...
Các loại gia vị có nguồn gốc từ động vật cũng phong phú không kém:
- Đầu tiên phải kể đến các loại mắm như: Mắm các loại (làm từ cá, tôm, cua, cáy, rươi, tép v.v.) như mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm rươi, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm...Các loại nước mắm làm từ cá (như cá cơm, cá thu, cá chẻm, cá đối, cá ngát v.v.)
- Các loại gia vị có chứa tinh dầu: Tinh dầu cà cuống, long diên hương, túi mật của một số động vật, mỡ lợn, dầu hào.
- Các loại sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa động vật (bò, cừu, dê,..), các loại bơ và kem béo.
- Một số gia vị tạo độ ngot được lấy từ thịt động vật như sá sùng, tôm khô, khô mực...
- Ngoài ra, mật ong cũng được xem là một trong những loại gia vị quan trọng.
Gia vị lên men vi sinh
Một số loại gia vị lên men vi sinh tiêu biểu như: Mẻ, giấm thanh, rượu nếp, rượu vang, bỗng rượu, chao, nước tương,...
Gia vị có nguồn gốc vô cơ
Có thể kể đến một vài ví dụ như: Acid citric (tạo vị chua, thay thế cho chanh), muối ăn, đường, mì chính, bột canh,...
3. Các loại gia vị tốt cho sức khỏe
Quế
Quế là loại gia vị phổ biến trong nhiều công thức nấu ăn. Vỏ quế và bột quế thường được dùng trong các món hầm, món nướng, các món bánh hay thậm chí là trong pha chế đồ uống.
Trong y học, quế là loại thảo dược có chứa nhiều vitamin, pyridoxine, niacin, axit pantothenic, các khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể, giúp, chống viêm, điều hòa và làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa lão hóa,...
Xô thơm
Nhờ vào vị nồng ấm, cay nhẹ, pha chút đắng với hương thơm thanh mát, xô thơm (sage) rất được ưa chuộng trong các món ăn của các nước phương Tây và Trung Đông. Các đầu bếp thường sử dụng xô thơm làm gia vị tẩm ướp, giúp khử mùi tanh, nâng cao hương vị cho các món nướng (thịt gà, vịt, thịt heo, thịt bò, xúc xích,...); các món súp, món hầm, pha chế cocktail.
Theo tiếng Latin, xô thơm (sage) có nghĩa là "chữa lành". Thật vậy, trong xô thơm có chứ 1 lượng lớn tinh dầu (monoterpene, thujone, camphor, cineol); tanin; chất chống oxy hóa (caffeoyl-fructosyl glucosid, caffeoyl-apiosylglucosin… ) giúp kháng viêm, kháng khuẩn và kháng ung thư, chống lão hóa, cải thiện trí nhớ đặc biệt có hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh Alzheimer.
Lá bạc hà
Lá bạc hà (mint) - một loại gia vị thảo mộc có bề dày lịch sử lâu đời trong nền ẩm thực của nhiều quốc gia. Lá bạc hà và tinh dầu bạc hà có thể làm gia vị trong các món đồ uống hoặc trộn cùng với các nguyên liệu khác trong các món salad.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dược tính của bạc hà phần lớn nằm trong tinh dầu. Tinh dầu bạc hà có thể cải thiện và kiểm soát cơn đau trong hội chứng ruột kích thích, giảm cảm giác buồn nôn say tàu xe, giảm stress,...
Củ nghệ
Nghệ là thường dùng trong các món xào, món hầm (như cari). Chúng được xem là một trong những loại gia vị tạo màu và nâng cao hương vị của các món ăn, được sử dụng khá phổ biến tại các quốc gia châu Á.
Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có chứa trong nghệ, giúp chống lại các tổn thương oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa, cải thiện trí nhớ đặc biệt có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer.
Curcumin cũng có khả năng chống viêm mạnh mẽ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư cũng như giảm viêm khớp và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật mãn tính khác.
Húng quế tây
Húng quế tây - basil có vị cay cay hăng hăng, vị ngọt hậu, hương thơm giống hoa hồi nhưng có phần the hơn. Loại thảo mộc đặc trưng này thường được sử dụng trong những món ăn phương Tây như các món súp, salad, pizza.
Theo y học, húng quế tây có khả năng ức chế sự phát triển của một loạt vi khuẩn, nấm men và nấm mốc, giúp tăng cường tăng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn giúp giảm lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn, điều trị chứng lo âu và trầm cảm.
Ớt cayenne
Ớt Cayenne được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn như các món kho, món xào, món súp,...
Một hoạt chất vô cùng quan trọng có trong ớt cayenne được gọi là capsaicin. Chúng có tác dụng kiểm soát cân nặng, giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cường đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Một số nghiên cứu cũng cho thấy capsaicin có thể chống lại một số bệnh ung thư như ung thư phổi, gan và tuyến tiền liệt.
Gừng
Gừng là gia vị phổ biến trong nền ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, chúng mang trong mình nhiều tác dụng tuyệt vời. Trong nấu ăn, gừng tươi và bột gừng thường kết hợp với các nguyên liệu có tính hàn (hải sản, thịt, cá) nhằm khử mùi tanh, tăng hương vị cho các món nướng, món kho, món hấp, làm bánh,...
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bên trong củ gừng chứa nhiều dược chất như gingerol, shogaol và zingerone có lợi trong việc giảm cân, trị ho, giảm các tiệu chứng buồn nôn, đau nhức, hỗ trợ hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa,...
Cỏ cà ri
Cỏ cà ri được sử dụng phổ biến ở Ayurveda, được dùng chủ yếu để tẩm ướp với các loại thịt, cá.
Cỏ cà ri được sử dụng chủ yếu là hỗ trợ tiêu hóa, điều trị viêm xoang, sung huyết phổi, giảm viêm nhiễm. Nó cũng được sử dụng trong vai trò của chất làm tăng tiết sữa cho các bà mẹ và tăng cường sinh lực ở nam giới.
Hương thảo
Hương thảo - rosemarry có mùi thơm rất đặc biệt. Loại gia vị này không thể thiếu trong các món nướng (bò bít tết), hầm, các món salad,..
Hoạt chất axit rosmarinic có trong hương thảo có tác dụng ngăn ứng dị ứng và giảm nghẹt mũi, giảm stress và cải thiện tinh thần.
Tỏi
Từ ngàn đời nay, tỏi đã trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong mọi gian bếp của gia đình từ Đông sang Tây và có mặt trong hầu hết các món ăn như chiên, xào, nướng, kho,...
Tỏi được biết đến với tác dụng hỗ trợ triều trị cảm lạnh, giảm lượng cholesterol xấu, điều hòa lượng đường huyết và ngừa ung thư.
Với những chia sẻ phía trên, mình hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về gia vị là gì? Phân loại và các loại gia vị phổ biến tốt cho sức khỏe rồi đấy! Chúc bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Để lại bình luận
5