- Mặt nạ giấy là gì - 5 điều cần biết khi dùng mặt nạ giấy
- Sẹo là gì? Có bao nhiêu loại sẹo? Cách điều trị sẹo hiệu quả
- Mụn nước là gì? Nguyên nhân và cách điều trị mụn nước hiệu quả
Khi lên mạng tìm hiểu các loại mụn, đặc biệt là các loại mụn thường gặp như mụn mủ, mụn ẩn,… Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy có nhiều thắc mắc. Vì vậy, hôm nay Reviews365 sẽ mang đến cho bạn cái nhìn ĐẦY ĐỦ và TỔNG QUAN nhất.
Mụn là gì?
Mụn là một bệnh da mạn tính, nó xuất hiện khi bạn bước vào tuổi dậy thì, và chỉ tự nhiên lành khi bạn bước sang độ tuổi 35 – 40. Có tên gọi đầy đủ là mụn trứng cá (acne vulgaris).
Bao phủ trên bề mặt da của con người là hàng trăm ngàn nang lông hay còn gọi là lỗ chân lông siêu nhỏ. Vì nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là do hoạt động của nội tiết tố cùng các tác nhân khác khiến nang lông sản sinh ra nhiều tế bào và bị bịt kín, gây nghẽn. Cũng bởi vì thế, bã nhờn chảy lên trên bề mặt da và bị giữ lại, từ đó sản sinh ra vi khuẩn, hình thành mụn.
Mụn xuất hiện trên bề mặt da của cả nam và nữ, mụn có thể hiểu là những khối u có nhiều kích thước ở trên các bề mặt da dễ sinh ra nhờn và nhiễm khuẩn như khác nhau như mặt, lưng, ngực, bả vai, cổ, cằm, mông, bộ phận sinh dục,...
Có những giai đoạn rất dễ sản sinh ra mụn, đặc biệt là những thời điểm cơ thể thay đổi hàm lượng tiết tố như giai đoạn bước vào tuổi dậy thì, lúc con gái đến kỳ kinh nguyệt, khi mang thai,... Bên cạnh đó, làn da sinh mụn cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như thay đổi thời tiết, bụi bẩn trong không khí, ăn thực phẩm cay nóng hay uống phải nguồn nước không đảm bảo,...
Tuy mụn không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nếu chủ quan và điều trị không đúng cách, mụn sẽ để lại các vết thâm và sẹo rỗ. Quan trọng nhất, mụn khiến chúng ta mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, cuộc sống và công việc của người sở hữu nó.
Nguyên nhân hình thành mụn là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn trứng cá, tuy nhiên, nguyên nhân trực tiếp gây nên mụn là rối loạn hormone dẫn đến sự tăng tiết bã nhờn và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã. Một số nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng hormone như: stress, phụ nữ giai đoạn kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, giai đoạn mãn kinh hoặc người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Một số yếu tố khác liên quan đến việc hình thành mụn trứng cá:
- Mỹ phẩm: Một số thành phần thường hay được sử dụng có tính chất gây bít tắc, tạo nhân mụn như dầu khoáng (Mineral Oil), hương liệu (Fragrance), chất bảo quản (Paraben), Corticoid,...
- Nghề nghiệp: Công việc thường tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng, đối mặt áp lực, ngồi thường xuyên trong phòng máy lạnh khiến da khô, thiếu nước, thức khuya và làm ca đêm cũng là nguyên nhân gây mụn.
- Thời tiết nóng và ẩm: Việc tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ và độ ẩm cao cũng có thể gây khởi phát tình trạng mụn trứng cá.
- Chế độ chăm sóc da sai lầm: Làm sạch không đúng cách, rửa mặt quá nhiều lần, lạm dụng mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn trứng cá trở nên nặng nề hơn.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sử dụng chất kích thích như uống nhiều bia rượu, hút nhiều thuốc lá, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo hoặc chế độ giảm cân không khoa học.
- Stress: Thức khuya, lo âu căng thẳng, stress cũng khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Các bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang,… làm tăng mức độ bị mụn trứng cá.
- Thuốc: Một số thuốc làm tăng mụn trứng cá, phổ biến nhất là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, nội tiết tố androgen (testosterone), lithium…
- Một số nguyên nhân chủ quan: Vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm… cũng là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá.
Các loại mụn trứng cá thường gặp trên mặt
Về bản chất, mụn được phân thành 2 nhóm chính gồm:
Nhóm mụn không viêm (non inflammatory acne)
- Mụn đầu đen (open comedone)
- Mụn đầu trắng (closed comedone)
Nhóm mụn viêm (inflammatory acne)
- Mụn viêm đỏ (pimple)
- Mụn mủ (pustule)
- Mụn bọc (nodular acne)
2 nhóm mụn này khác nhau chỉ có 2 điểm:
- Hình dạng
- Có phản ứng viêm hay không (inflammatory response)
1. Mụn đầu đen (Open Comedone)
Mụn đầu đen báo hiệu bạn đã bắt đầu bước vào lứa tuổi dậy thì.
Cách Nhận Biết:
- Nốt nhỏ như đầu đinh ghim
- Kích thước 1-2 mm
- Màu đen
- Thường mọc số lượng nhiều
- Phân bố rải rác ở trán, cằm, 2 bên má và mũi
Mụn đầu đen xuất hiện là vì tuyến bã nhờn (sebaceous gland) trên da mặt phát triển mạnh, sản xuất ra quá nhiều chất bã nhờn (sebum). Các chất bã nhờn này làm cho các tế bào chết không bong tróc ra hoàn toàn được, điều đó làm lỗ chân lông trên da mặt bị bít tắc. Làm chất bã nhờn ứ đọng bên trong nang lông (hair follicle)
Theo thời gian khí oxy bên ngoài oxy hóa phần bã nhờn nhô ra ngoài, kết quả tạo ra nhân mụn màu đen. Mụn đầu đen điều trị khá dễ dàng và may mắn là không để lại sẹo sau này.
Nhưng bạn không được chủ quan, xem thường, không chịu điều trị, hoặc lại đi áp dụng các mẹo trị mụn trên mạng. Điều này khiến mụn đầu đen phát triển tiếp thành mụn viêm (inflammatory acne). Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, và rất dễ để lại sẹo mụn.
2. Mụn đầu trắng (Closed Comedone)
Mụn đầu trắng còn được gọi là mụn ẩn dưới da, mụn cám.
Cách Nhận Biết:
- Nốt nhỏ như đầu đinh ghim
- Kích thước 1-2 mm
- Màu trắng
- Thường mọc số lượng nhiều
- Phân bố rải rác ở trán, cằm, 2 bên má và mũi
- Mụn đầu trắng xuất hiện cũng tương tự mụn đầu đen.
Lý do nó có màu trắng là bởi vì phần bã nhờn tích tụ đã được da mặt bao bọc phía trên nên không bị oxy ra màu đen. Hoặc cũng có thể nó trồi ra như mụn đầu đen nhưng lại liên tục thay phiên nhau trồi ra rồi rụng, rồi trồi ra cái mới.
Điều trị mụn đầu trắng cũng khá dễ dàng và không để lại sẹo mụn tương tự như điều trị mụn đầu đen. Nhưng bạn cũng không được chủ quan, hãy phải trị mụn ngay từ thời điểm này để tránh nó phát triển nặng về sau.
3. Mụn viêm đỏ (Red Papule)
Mụn viêm đỏ bắt nguồn từ mụn đầu đen và cả mụn đầu trắng. Lý do là vì chất bã nhờn (sebum) ứ đọng trong nang lông (hair follicle) là môi trường thuận lợi cho con vi khuẩn P. acnes (Propionibacterium acnes) phát triển.
Một phần nữa là nang lông (hair follicle) vì chứa chất bã nhờn quá nhiều mà bị vỡ, chất bã nhờn tràn ra mô da xung quanh.
Quá trinh hình thành mụn viêm đỏ, hệ thống miễn dịch (immune system) của bạn sẽ nhận diện ra vi khuẩn P. acnes, và huy động các tế bào bạch cầu (leukocyte), lympho T theo dòng máu để đến những vùng da này, tiêu diệt vi khuẩn P. acnes.
Toàn bộ quá trình này gọi là phản ứng viêm đó là lý do vì sao nhóm mụn viêm sẽ có đặc điểm: sưng, đỏ và đau.
Cách Nhận Biết Mụn Viêm Đỏ:
- Nốt màu đỏ
- Kích thước dưới 5 mm đường kính
- Cảm giác đau nhẹ
- Khi bị mụn viêm đỏ.
Bạn không còn được chủ quan nữa, mà phải tiến hành điều trị ngay để nhanh chóng khôi phục lại làn da bình thường.
4. Mụn mủ (Pustule)
Nó là giai đoạn sau của mụn viêm đỏ, mủ là xác chết của vi khuẩn và tế bào miễn dịch sau khi tế bào miễn dịch đến tiêu diệt vi khuẩn.
Cách Nhận Biết:
- Nốt màu vàng, chứa mủ
- Viền đỏ xung quanh
- Đau nhẹ
Bạn cần lưu ý vì phản ứng viêm đã xảy ra một thời gian nên nguy cơ để lại sẹo mụn nhiều hơn mụn viêm đỏ. Nên bạn cần có thái độ điều trị nghiêm túc và quyết tâm và cuối cùng là loại mụn nghiêm trọng nhất…
5. Mụn nốt nang (Nodular Acne)
Nó còn có tên gọi phổ biến hơn là mụn bọc.
Cách Nhận Biết:
- Nốt viêm màu đỏ
- Kích thước lớn hơn 5 mm
- Đau, nhức nhẹ
Đây là loại mụn nặng nhất và phá hủy cấu trúc da nhiều nhất. Sau khi lặn chắc chắn sẽ để lại sẹo mụn lớn. Phải tiến hành điều trị ngay và đúng cách để nhanh chóng đẩy lùi mụn bọc, khôi phục lại làn da bình thường. Và quan trọng hơn, là làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ tạo sẹo mụn.
Da bị mụn khi nào cần tới bác sĩ da liễu
Các loại mụn lành tính chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà bằng các sản phẩm trị mụn thông thường là có thể hết. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp mụn mà bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ da liễu.
Da bạn bình thường rất khỏe mạnh nhưng đột nhiên lại bị mụn
- Trên thực tế rất khó để tự phán đoán da bạn gặp vấn đề gì, tình trạng như thế nào khi bỗng dưng lại mọc mụn. Nếu nốt mụn giống như mụn trứng cá, cũng có thể da bạn đang bị bệnh trứng cá đỏ hoặc viêm nang lông. Đặc biệt là nếu bạn móc mụn mủ hoặc mụn trứng cá đi kèm với các cơn đau khớp, rất có thể bạn bị bệnh vảy nến. Do đó, hãy đến bệnh viện da liễu để xác định chính xác tình trạng của bạn thân.
Bạn mọc mụn bọc
- Khi gặp tình trạng này bạn nên ưu tiên việc khám chữa tại bệnh viên hơn là tự chữa trị tại nhà. Những nốt mụn bọc được che phủ bởi các mô sẹo nên cần có các biện pháp mở lỗ chân lông trước rồi mới điều trị. Nếu bạn tự dùng kim đâm tại nhà thì không những không hết, nốt mụn còn phát triển nặng thêm và vụng sẹo mụn hình thành to ra vô cùng nguy hiểm.
Xuất hiện mụn đỏ trên các vùng da sau khi cạo râu
- Khi cạo râu rất dễ xuất hiện tình trạng lông mọc ngược, do đó, mọc mụn ở các vị trí này không phải do vi khuẩn gây ra mà là sự tác động của hệ miễn dịch khi lỗ chân lông có lông mọc trong. Nếu bạn bóp hay nặn, mụn sẽ lan rộng ra nên bạn cần đến gặp bác sĩ để uống thuốc kháng viêm ngăn chặn sự hình thành của sẹo.
Bạn bị sẹo lõm chân đá hoặc bị sẹo đá vuông
- Đối với các loại sẹo dưới 3mm, bạn có thể sử dụng các sản phẩm ngừa sẹo tại nhà, nhưng những sẹo to như sẹo lõm chân đá hay sẹo chân đá vuông cần có sự can thiệp của các bác sĩ da liễu mới có thể chữa trị dứt điểm.
Mụn mủ mọc liền nhau tạo thành cụm
- Đây là một trường hợp nặng của mụn trứng cá đó là mụn trứng cá cụm, thường mọc ở mặt hoặc sau lưng. Tình trạng này bạn tuyệt đối không thể xử lý qua loa, đại khái ở nhà mà nên nhận sự tư vấn và điều trị của bác sĩ.
Để lại bình luận
5