- 30 giây test thử xem bạn sẽ biết tình trạng sức khỏe của mình ra sao
- Giấc ngủ có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của chúng ta?
- Lá vối là lá gì? Cách hãm nước lá vối, tác dụng và lưu ý khi sử dụng
1. Tìm hiểu độ PH là gì?
Độ pH là chỉ số để xác định tính axit hay bazơ của nước hoặc một dung dịch. Theo đó, thang đo pH nằm trong khoảng 0-14. Nếu dung dịch có tính axit thì độ pH nằm trong khoảng 0pH>7.
Về thành phần hóa học, các ion hiđrô (H+) chính là thành phần sẽ được đo chỉ số trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ chứa trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, còn khi lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính bazơ. Nếu dung dịch có tính Axit thì độ pH nằm trong khoảng 0
Mỗi môi trường sẽ có một nồng độ pH nhất định, trong cơ thể người cũng vậy.
2. Sử dụng độ PH để làm gì?
Chỉ số pH trong môi trường sống cao hay thấp đều có tác động theo hướng tốt hay xấu đến sức khỏe của con người
Ứng dụng đo độ PH được thực hiện rất nhiều trong đời sống, ví dụ như nhận biết chính xác thực phẩm thịt cá có ôi thiu hay không? Mức độ ô nhiễm nguồn nước và có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe?...
Đo độ PH của sản phẩm thịt tươi, mức độ pH an toàn sẽ ở trong khoảng từ 5,5-6,2. Thịt có độ pH nhỏ hơn 5,3 là đã bị ôi do bảo quản và vận chuyển không đúng cách, tuyệt đối không nên chế biến ăn uống.
Đo độ PH của nước uống tinh khiết hàng ngày, nếu độ PH thấp tức là nước nhiễm bẩn, thường xuyên uống nguồn nước này sẽ phá hủy hệ men tiêu hoá, hỏng men răng, hay làm gia tăng ion kim loại từ các vật chứa nước… và nguy cơ mắc nhiều bận quan trọng.
Bởi vậy, việc đo độ PH là rất cần thiết giúp các gia đình kiểm soát nguồn thực phẩm, nguồn nước sạch và duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh mỗi ngày.
Việc đo PH rất đơn giản và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng giấy thử quỳ tím hoặc máy đo độ PH, hiện đang được bán rất nhiều trên thị trường.
3. Hướng dẫn cách xác định xác định độ PH chuẩn nhất
Tại phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên thường xuyên phải test độ PH trong các mẫu thử. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể test được đơn giản độ PH trong các loại nước uống, thực phẩm, đất trồng và nhiều loại hóa chất mỹ phẩm bằng cách áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:
Sử dụng chất chỉ thị màu
Có 2 cách làm, đó là:
- Thứ nhất, so sánh màu chuẩn tương ứng của một giá trị pH đã biết với màu của chất chỉ thị nhúng trong dung dịch cần đo sử dụng dung dịch đệm.
- Thứ hai, sử dụng giấy test độ pH được ngâm trong chất chỉ thị, sau đó nhúng giấy này vào dung dịch cần đo và so sánh màu của nó với màu chuẩn.
Sử dụng giấy quỳ tím
Công dụng của giấy quỳ tím dùng để thử và nhận biết tính acid, kiềm (base hoặc bazơ) của dung dịch nào đó. Nếu dung dịch có tính acid, quỳ tím sẽ chuyển sang đỏ, còn dung dịch có tính base, quỳ tím đổi màu xanh. Chỉ cần nhúng giấy vào nước, sẽ có sự chuyển đổi màu sắc, sau đó bạn đó ta so sánh với bảng màu. Tương ứng với mỗi màu sẽ có độ pH khác nhau. Cách này dùng để đo biết độ pH ở mức độ tương đối, vẫn có thể sai số. Tuy nhiên lại dễ làm, cho kết quả ngay.
Sử dụng điện cực hydro
Đây là phương pháp khá tin cậy để biết được chính xác độ PH có trong dung dịch. Cách thức kiểm nghiệm đó là một điện cực Hydro được tạo ra bằng cách phủ bạch kim (Pt) dạng bồ hóng (muội Pt) lên một dây hay tấm Pt. Điện cực này đã được ngâm trong dung dịch kiểm tra và khí hydro được làm bão hòa trên dung dịch. Sau đó, tiến hành đo thế điện cực giữa điện cực Pt và điện cực Bạc Clorua - thế điện cực này tỷ lệ nghịch với độ pH của dung dịch.
Phương pháp sử dụng điện cực Hydro đo độ PH có nhược điểm là quy trình phức tạp, chi phí dụng cụ thí nghiệm cao và các thao tác đòi hỏi độ chính xác.
Sử dụng điện cực thủy tinh
Cách này cần phải sử dụng 2 điện cực, bao gồm điện cực thủy tinh và một điện cực so sánh, và đo điện thế giữa chúng, rất dễ thực hiện bởi thế điện cực rất nhanh đạt đến trạng thái cân bằng và thể hiện khả năng lặp lại cao. Bên cạnh đó, các chất oxy hóa và chất khử không ảnh hưởng nhiều vào kết quả đo. Trong công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác, phương pháp này cũng được áp dụng.
Sử dụng điện cực quihydron
Khi cho quinhydron vào dung dịch, sẽ được phân tích ra thành hydroquinon (C6H4(OH)2) và quinon (C6H4O2) theo tỷ lệ 1:1. Thực hiện đo PH bằng cách xác định điện thế giữa điện cực Pt và điện cực so sánh do độ hòa tan của quinon thay đổi theo pH của dung dịch.
Cần lưu ý, phương pháp thử PH này không áp dụng được khi dung dịch có độ pH cao hơn 8 hoặc 9, hoặc nếu trong dung dịch có các chất có tính oxy hóa hay tính khử.
Sử dụng điện cực antimon
Tiến hành nhúng đầu của thanh antimon được đánh bóng và một điện cực so sánh vào trong dung dịch và đo pH từ sự chênh lệch điện thế. Trước đây, phương pháp test khá phổ biến vì dụng cụ đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên hiện nay còn rất ít người áp dụng vì độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào độ bóng của điện cực, và khả năng lặp lại kết quả thấp.
Sử dụng cảm biến bán dẫn
Một chíp bán dẫn sẽ được thay thế cho điện cực thủy tinh, có độ bền cao, chụ được va đập và dễ dàng thu nhỏ lại để dễ dàng thực hiện đo độ PH trong không gian nhỏ, trên bề mặt rắn. Phương pháp này được áp dụng nhiều trong ngành sinh học và chế tạo dược phẩm.
Sử dụng máy đo độ pH
Dụng cụ này có hình dạng nhỏ gọn bạn có thể cầm tay để đo trực tiếp độ PH chứa trong dung dịch với ưu điểm đo được nhiều dạng mẫu khó, không thải các chất độc hại ra môi trường, an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, cho kết quả nhanh và độ chính xác cao.
Hiện nay, các loại thiết bị đo PH được nhiều người sử dụng đó là máy đo PH để bàn, máy đo PH cầm tay và bút thử độ PH.
4. Độ PH tối ưu với sức khỏe con người là bao nhiêu là tốt
Mỗi người khi vừa sinh ra, cơ thể đã mang sẵn tính kiềm với độ PH ở ngưỡng 7.3 - 7.4 rất tốt cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên sau đó, do ăn nhiều thực phẩm và uống nhiều nguồn nước khác nhau, chưa xác định được mức độ an toàn đến đâu, cùng với chế độ ăn uống không khoa học… nên cơ thể mất dần đi tính kiềm và chuyển sang tính axit. Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh như tăng cân, bệnh tim mạch, lão hoá sớm, các vấn đề về thần kinh, dị ứng, ung thư. Bởi vậy, chế độ ăn uống phù hợp để duy trì độ PH phù hợp cho cơ thể đó là dung nạp khoảng 60-80% thực phẩm tạo kiềm và khoảng 20-40% thực phẩm tạo axit.
Có thể bạn chưa biết, hàm lượng PH ở mỗi cơ quan chức năng của cơ thể là không giống nhau. Dưới đây là một vài chỉ số PH tiêu biểu:
- Chỉ số PH của dạ dày: 1,6 - 2,5
- Chỉ số PH của máu: 7,32 - 7,44
- Chỉ số PH của nước bọt: 6,4 - 6,8
- Chỉ số PH của nước tiểu: 6
- Chỉ số PH của dịch mật: 5 - 6
- Chỉ số PH của dịch ngoại bào: 7,35 - 7,45
- Chỉ số PH của dịch nội bào: 6,9 - 7,2
Nếu bạn muốn kiểm tra độ PH của cơ thể, nên đo trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ để có kết quả chính xác nhất.
Cách đo nồng độ PH của nước bọt bằng giấy thử quỳ tím
Làm ướt giấy quỳ bằng nước bọt, đợi vài giây để mẩu giấy chuyển màu rồi so sánh với bảng màu có sẵn. Nồng độ PH trung bình của nước bọt trong khoảng từ 6,4 - 6,8. Nếu độ PH thấp hơn ngưỡng này thì lượng dự trữ kiềm đủ. Độ PH nước bọt từ 6,6 - 7,5 trở xuống là cơ thể đang khoẻ mạnh. Độ PH nước bọt cao cao quá ngưỡng sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường, lupus, bệnh lao, bệnh loãng xương, huyết áp cao và các bệnh ung thư nguy hiểm. Ngược lại, nồng độ PH thấp thì nên bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau và nước khoảng, đồng thời hạn chế các chất tạo nhiều axit mạnh như bột ngọt, bột mì và thịt đỏ…
Đo nồng độ PH của nước tiểu
Chỉ số pH trong nước tiểu của một người hoàn toàn khỏe mạnh là từ 6,5 đến 7,0 vào buổi tối trước khi ăn tối.
Khi biết chính xác nồng độ PH của nước tiểu, chúng ta sẽ đánh giá được khả năng của cơ thể để duy trì độ pH thích hợp của máu và sức khỏe của các cơ quan như thận, tuyến thượng thận, phổi và tuyến sinh dục… từ đó có phương án điều chỉnh pH qua muối và hormone. Bởi chức năng của thận là lọc ra các muối đệm để điều chỉnh pH.
5. Những vấn đề cần lưu ý về độ PH trong cơ thể
Lượng axit dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh như tăng cân, bệnh tim mạch, lão hoá sớm...
Rối loạn axit-bazơ
Là hiện tượng rối loạn sự cân bằng độ PH trong cơ thể, nguyên nhân có thể do:
- Bệnh tiểu đường axit xeton (sản sinh dư thừa hợp chất axit xeton do không cung cấp đủ lượng đường glucose trong máu hoặc mỡ dự trữ năng lượng, gây nên thiếu insulin)
- Tích luỹ axit lactic trong cơ thể do việc tập thể thao quá mức hoặc nguyên nhân đến từ cơ thể bị nhiễm bệnh.
- Chứng tăng ure-huyết do chức năng thận bị suy giảm.
Ngoài nhiễm axit còn có tình trạng nhiễm kiềm trong trao đổi chất do:
- Cơ thể bị nhiễm axit cacbonat
- Giảm độ axit xuống quá thấp
- Tình trạng mất nước do bị u bướu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu
- Sự thiếu hụt kali
Sản sinh axit quá mức và bệnh viêm loét dạ dày
Các nhân tố stress, rượu, thuốc lá, gia vị chua cay, chất Caffeine có trong cà phê, nước uống có ga là nguyên nhân khiến cho lượng axit tiêu hóa trong dạ dày sản sinh dư thừa, gây nên nhiều triệu chứng như ợ nóng, viêm loét dạ dày, trào ngược axit lên thực quản. Bởi vậy cần hạn chế những thức uống và đồ ăn nói trên, kết hợp thể dục và thư giãn điều độ để giải tỏa tâm lý lo lắng.
Những đồ ăn sau sẽ giúp bạn cân bằng độ PH trung bình của cơ thể: cải bó xôi, ớt chuông, rau cần tây, quả bơ…
Về đồ uống, dùng nước ion kiềm đạt hiệu quả tốt để kiềm hóa cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp… do thứ nước này có tác dụng giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể, bài trừ các gốc tự do có hại, cơ thể sẽ gần như trả lại tính kiềm tự nhiên như lúc mới sinh.
6. Cách giúp cơ thể cân bằng độ PH hiệu quả
Chế độ ăn bột mì, đường, thịt hợp lý
Các loại thực phẩm như bột mì, đường, thịt động vật chứa rất nhiều Protein, tuy nhiên ăn quá nhiều những đồ này sẽ khiến cơ thể dư thừa axit, gây viêm nhiễm trong cơ thể. Hợp lý nhất, bạn chỉ nên ăn 40-50 gram Protein mỗi ngày để kiểm soát lượng pH an toàn.
Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều Kali
Ngoài quả chuối có chứa nhiều Kali, bạn có thể lựa chọn thêm đậu nành, khoai tây, khoai lang, đậu đen, củ dền để bổ sung Kali cho cơ thể vì nó giúp ích ch đáng kể trong việc kiểm soát độ ph.
Dinh dưỡng cho bữa trưa
Là bữa ăn quan trọng trong ngày, bạn cần hạn chế ăn thịt, cá, trứng, thay vào đó hãy bổ sung rau xanh để cung cấp vừa đủ lượng axit và kiềm trong cơ thể.
Đừng bỏ qua giấm táo
Giấm táo rất tốt với chứa nhiều acid acetic, nhiều protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, K, P, Ca, Mg, Cu, vitamin A, B1, B2, B6, C, và E, bioflavonoid, pectin và hàm lượng các vi khuẩn cần thiết cho cơ thể để cân bằng độ ph. Mỗi ngày, bạn hãy uống một ly nước pha với 1 - 2 thìa giấm táo.
Đồ uống từ quả chanh
Chanh tươi là loại quả tự nhiên rất dễ kiếm, thi thoảng hãy thưởng thức cốc nước chanh vừa có tác dụng giải nhiệt, lại giúp cân bằng độ PH trong cơ thể. Bạn sẽ thấy tỉnh táo và dẻo dai hơn rất nhiều.
Tăng cường kiềm với bột banking soda
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh được tác dụng tăng cường kiềm cho cơ thể của bột baking soda. Rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 2 thìa bột này với 220ml nước lọc tinh khiết và thưởng thức. Tuy nhiên theo khuyến cáo, những người mắc bệnh cao huyết áp hoặc chứng phù nề không nên sử dụng đồ uống này.
Uống nước ấm vào buổi sáng
Không chỉ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn, việc uống một cốc nước ấm trước bữa ăn sáng sẽ giúp cơ thể bỏ lượng axit dư thừa và cân bằng lượng pH hiệu quả.
Ngoài ra, để có một cơ thể khỏe mạnh bạn cần phải uống đầy đủ nước và nước uống chứa Hydrogen từ máy lọc nước Kangaroo là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn với những lợi ích tuyệt vời giúp bạn cải việc giảm năng lượng bằng cách trung hòa các gốc tự do là tác nhân trực tiếp gây ra các bệnh như : (Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp...) và cung cấp những khoáng chất Ca2+, K+, Na+, Fe2+, và Mg2+ giúp cơ thể luôn mạnh khỏe bên cạnh đó nước giàu Hydro còn được sử dụng như một giải pháp giúp chúng ta luôn có làn da tươi trẻ nhờ những khoáng chất trong nước Hydro có thể thẩm thấu nhanh qua da giúp làm chậm quá trình lão hóa.
Để lại bình luận
5