1. Hormone là gì?

Hormone thuộc hệ nội tiết, hầu như quyết định tới toàn bộ các chức năng và bộ phận quan trọng của cơ thể như quá trình tăng trưởng, phát triển, nhịp sinh học, chuyển hóa thức ăn...

Hormone có nhiệm vụ giống như "người đưa thư". Chúng gửi các tín hiệu đến các cơ quan, các mô và các tế bào nhất định thông qua đường máu để thực hiện chức năng vốn có tại khu vực nhận.

Một số vai trò quan trọng của hormone là:

  • Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của tế bào hoặc các mô.
  • Giúp chuyển hóa thức ăn.
  • Duy trì sự phát triển bình thường của cơ quan sinh sản, chức năng tình dục.
  • Duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • Điều chỉnh tâm trạng và chức năng nhận thức.

Rối loạn hormone (cả tăng hoặc giảm) đều có thể tác động tiêu cực tới cơ thể, ảnh hưởng đến các chức năng, bộ phận khác.

Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

Các cơ quan sản xuất hormone

Tuyến tùng: Nằm gần phía sau của hộp sọ, tuyến này sản xuất hormone melatonin giúp não bộ phản ứng khi có bóng tối, nhằm kích thích cơn thèm ngủ.

Tuyến tụy: Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng đường trong máu bằng cách sản xuất insulin, amylin và glucagon.

Tuyến yên: Còn được gọi là "tuyến tổng thể", có kích thước bằng hạt đậu, nằm ở đáy não. Hormone được sản xuất bởi tuyến yên là:

  • Hormone tăng trưởng (GH), quyết định đến sự phát triển của cơ thể.
  • Prolactin kích thích sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú, có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch.
  • Hormone FSH, quy định tới việc sản xuất trứng trong buồng trứng và tinh hoàn tạo ra tinh trùng.
  • Hormone Luteinizing (LH), có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và cùng với FSH để sản xuất tinh trùng ở nam giới.

Tinh hoàn: Sản sinh testosterone (hormone nam) và estrogen (hormone nữ). Testosterone chịu trách nhiệm cho ham muốn tình dục ở nam giới và phụ nữ, kích thích sản xuất dầu trên da, tăng khối lượng xương và biểu hiện các đặc tính nam như lông mặt, phát triển tông giọng trầm...

Buồng trứng: Sản xuất ra estrogen, giúp điều tiết sinh sản và chịu trách nhiệm đối với đặc tính phái nữ như phát triển vú và gia tăng trữ mỡ. Buồng trứng cũng sản xuất progesterone (hormone mang thai), quy định tới chu kỳ kinh nguyệt và các giai đoạn của thai kỳ.

Gan: Gan sản xuất hormone tăng trưởng insulin-like 1 (IGF-1), một hormone liên quan đến sự tăng trưởng của tế bào. Hiện, các nhà khoa học đang nghiên cứu làm thế nào IGF-1 có thể liên quan đến ung thư và quá trình lão hóa ở người.

Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

Mất cân bằng hormone là vấn đề nguy hiểm

Tuổi tác, rối loạn di truyền, bệnh tật, tiếp xúc với chất độc hại bên ngoài môi trường và thậm chí là phá vỡ nhịp điệu tự nhiên của cơ thể (nhịp sinh học) đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sản xuất hormone với liều lượng chính xác mà cơ thể cần. Rối loạn hormone, dù thiếu hụt hay dư thừa, kể cả một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là phụ nữ.

Vậy hormone (nội tiết tố) tố ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé

1. Hormone ảnh hưởng đến là da như thế nào?

Qua mỗi lứa tuổi khác nhau, nội tiết tố sẽ có những tác động khác nhau đến cơ thể. Cùng mình tham khảo xem hormone gây ra những thay đổi như nào qua từng giai đoạn nhé.

Tuổi vị thành niên

  • Hormone trong cơ thể mỗi người phát triển mạnh vào tuổi vị thành niên giai đoạn này, nội tiết tố chưa thực sự ổn định nên dễ bị rối loạn.
  • Nguyên nhân hàng đầu có thể gây ra tình trạng này là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Giới trẻ thường ăn uống thiếu chất dẫn đến thiếu hụt nội tiết tố, hoặc ăn thừa chất thì sẽ gặp tình trạng thừa nội tiết tố.
  • Biểu hiện rõ ràng của quá trình rối loạn hormone tuổi dậy thì đó là nổi nhiều mụn trên da mặt. Có không ít trường hợp mụn nổi lên nhiều và gây tổn thương nặng nề đến làn da.
  • Sự thiếu hụt estrogen khiến mụn sản sinh ra nhiều hơn; testosterone kích thích sản sinh ra dầu, tiết chất nhờn gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra nhiều mụn hơn.
  • Đó là lý do các bạn trong giai đoạn này nên chăm sóc da mặt cẩn thận, tránh gây tổn hại da do mụn.
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

Từ 20 – 25 tuổi

  • Đây là giai đoạn thiếu niên, vào giai đoạn này tình trạng rối loạn nội tiết tố dần giảm bớt. Vì vậy tình trạng mụn xuất hiện trên gương mặt cũng giảm bớt rất nhiều.
  • Đối với nữ giới, vào thời kỳ kinh nguyệt thì thường bị nổi mụn do rối loạn nội tiết tố nhẹ. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc tránh thai, chế độ ăn uống sinh hoạt chưa hợp lý cũng là tác nhân gây mụn ở các bạn nữ.
  • Tuy đã giảm bớt mụn trong giai đoạn này nhưng nhìn chung làn da các bạn thường thiếu nước, độ ẩm thấp. Vậy nên da thường bị khô, dễ xuất hiện các vết nứt, bong tróc.
  • Trong giai đoạn này các bạn nên chú ý cấp thêm nước, bổ sung đủ độ ẩm cho làn da của mình nhé.

Từ 30 – 35 tuổi

  • Bước vào giai đoạn này thì hormone phát triển chậm lại, tính đàn hồi của làn da cũng dần giảm bớt vì thiếu collagen. Ở vùng mắt và hai bên khóe miệng là vị trí dễ xuất hiện các nhược điểm như vết chân chim, vết nhăn.
  • Đây là thời điểm chị em cần đặc biệt lưu ý chăm sóc cẩn thận làn da của mình.
  • Đặc biệt khi bước vào cuộc sống hôn nhân, công việc áp lực gây ra nhiều stress càng khiến da mặt xuất hiện nhiều nhược điểm hơn.
  • Stress là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố và gây ra hàng loạt nhược điểm trên làn da. Hãy áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc da hợp lý để bảo vệ da luôn đẹp.
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

Từ độ tuổi 40 trở lên

  • Đây là giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ, nội tiết tố cũng dễ bị rối loạn trong giai đoạn này. Cụ thể, nữ giới bị thiếu hụt nội tiết tố gây ra nhiều tình trạng như da khô, tóc và móng tay khô, bị khó ngủ, khô nóng trong người. Bên cạnh đó là sức khỏe dần giảm sút, đặc biệt là khả năng sinh sản.
  • Da không chỉ bị khô căng, bong tróc mà còn mất đi độ đàn hồi. Da mặt dễ xuất hiện các nhược điểm như nám, tàn nhang, thâm sạm.
  • Làn da dần bị lão hóa gây chùng, chảy xệ ở một số vùng như mí mắt, má. Chị em nên tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe làn da vào giai đoạn này nếu muốn níu kéo tuổi thanh xuân. Tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa da diễn ra càng nhanh.
  • Các bạn có thể cố gắng giảm thiểu hoặc làm chậm thời gian lão hóa bằng cách dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Peptide hoặc bổ sung Collagen bằng thực phẩm chức năng

Trên đây chính là cách Hormone ảnh hưởng đến làn da qua các độ tuổi. Các bạn nên tham khảo thêm về cách chăm sóc thích hợp để áp dụng khi cần.

Bí quyết chăm sóc làn da theo từng độ tuổi

Mình đã tìm được một vài bí quyết chăm sóc da phù hợp qua từng độ tuổi để các bạn luôn có 1 làn da khỏe khoắn

Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

1. Chăm sóc da mặt từ độ tuổi dạy thì

Giai đoạn này, da mặt thường nổi nhiều mụn do rối loạn nội tiết tố tuổi dậy thì. Các bạn cần lưu ý chăm sóc da cẩn thận để tránh làm tổn hại làn da.

Một vài vấn đề mà các bạn cần lưu ý là:

  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt thường xuyên.
  • Hạn chế tối đa ăn các loại thức ăn gây mụn như đồ ăn cay, đồ dầu mỡ, đồ ngọt, thức ăn đóng hộp,…
  • Không nên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn.
  • Thăm khám tại địa chỉ da liễu uy tín để áp dụng biện pháp điều trị mụn hiệu quả.

Chăm sóc da mặt độ tuổi 20

  • Giai đoạn này làn da chị em căng tràn sự sống nhờ sự phát triển của collagen.
  • Trong giai đoạn này quá trình chăm sóc da diễn ra nhẹ nhàng hơn nhiều.
  • Các bạn nên quan tâm chủ yếu đến quá trình giữ gìn vệ sinh da mặt, cấp đủ độ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân từ bên ngoài như bụi bẩn, tia UV,…

Chăm sóc da mặt từ độ tuổi 30

  • Bước vào tuổi này làn da chị em dần xuất hiện các nhược điểm như nếp nhăn, nám hay thâm sạm.
  • Giai đoạn này, lượng collagen trong cấu trúc da cũng giảm thiểu khiến độ đàn hồi da đàn giảm bớt.
  • Các bạn nên tham khảo bổ sung thêm collagen bằng các loại thực phẩm tự nhiên như mầm đậu nành, Omega 3, vitamin, khoáng chất để giúp da luôn tươi trẻ.

Để đáp ứng nhu cầu của chị em thì hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều thương hiệu uy tín cho ra mắt các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung Vitamin, Collagen.

Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào
Hormone là gì - Hormone ảnh hưởng đến làn da như thế nào

Chăm sóc da mặt từ độ tuổi 40

  • Ở độ tuổi này trở đi thì làn da đã dần lão hóa nghiêm trọng hơn. Lúc này đây collagen thiếu hụt, cấu trúc da trở nên lỏng lẻo hơn, đàn hồi kém hơn.
  • Bên cạnh đó, các dấu hiệu lão hóa cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn.
  • Chính vì thế, các chị em nên quan tâm nhiều hơn để chăm sóc da mặt hiệu quả. Chị em nên ưu tiên sử dụng sản phẩm bổ sung thêm collagen, cấp ẩm cho da, thường xuyên massage cải thiện độ đàn hồi cho da.

Một vài lưu ý khác

Bên cạnh việc áp dụng chế độ chăm sóc da mặt phù hợp theo từng độ tuổi các bạn cũng nên lưu ý vài điều quan trọng như sau.

  • Đối với mọi lứa tuổi, việc dùng kem chống nắng đều sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc bảo vệ làn da. Kem chống nắng giúp ngăn chặn nhiều tác nhân gây hại cho da từ bên ngoài.
  • Thực hiện tẩy da chết vừa đủ trong khoảng thời gian thích hợp. Nếu tiến hành tẩy da chết quá nhiều có thể khiến da dễ bị lão hóa hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh da mặt và tay sạch sẽ thường xuyên để hạn chế gây nổi mụn hay hình thành các khuyết điểm khác trên da mặt.
  • Lưu ý cung cấp đủ độ ẩm cho làn da luôn căng mịn, tươi trẻ ở mọi lứa tuổi.
  • Áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để đảm bảo sức khỏe của cơ thể và làn da.
  • Tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc để phù hợp với từng loại da, từng độ tuổi khác nhau.

Trên đây chính là những thông tin mà mình tìm hiểu được về các cách chăm sóc da cho từng độ tuổi. Làn da đẹp và toả sáng là thứ trang sức lấp lánh nhất của mỗi cô gái. Vậy nên hãy chăm sóc cho làn da ngay từ khi còn trẻ nhé!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp