Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?

Hôi miệng là một thuật ngữ y tế cho hơi thở hôi, mô tả các mùi hôi được phát hiện trong hơi thở. Vấn đề này có thể là tạm thời, chẳng hạn như trong các buổi sáng sau khi thức dậy, hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm như tỏi, hành tây hoặc các loại thực phẩm nhiều gia vị khác. Chứng hôi miệng trở thành mãn tính khi xuất hiện thường xuyên, thậm chí sau khi bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?
Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?

Dưới đây là các tác nhân gây hôi miệng dai dẳng thường gặp, bạn hãy lưu ý.

1. Vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm

Hôi miệng là do sự tích tụ của vi khuẩn gây mùi trong miệng dẫn đến viêm nhiễm, mùi khó chịu. Trường hợp này nên thường xuyên đánh răng loại bỏ các mảng thức ăn nhỏ dính trong kẽ răng bởi vì chúng chính là nguyên nhân tạo ra mùi hôi, nhiễn trùng nướu, sâu răng…

Nếu sau bữa ăn bạn không kịp đánh răng, uống nhiều nước có thể thúc đẩy nhanh quá trình làm sạch vi khuẩn, các mảnh vỡ bám vào răng.

2. Bệnh nha chu

Nếu hơi thở có mùi kim loại, rất có thể do vi khuẩn đã phát triển gây viêm và thậm chí là nhiễm khuẩn ở lợi, đó là bệnh nha chu. Người hút thuốc lá hoặc người kém vệ sinh răng miệng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.

3. Sỏi amidan

Amidan có những lỗ nhỏ và các rãnh trên bề mặt, gây tích vi khuẩn và chất nhày, hỗn hợp này có màu giống phomat khiến bạn vàng răng, chúng cứng lại hình thành “sỏi”. Những viên sỏi amidan có mùi tệ, chúng gây hôi miệng và có vị rất khó chịu trọng miệng.

Để ngăn quá trình hình thành sỏi amidan, nên súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ các vi khuẩn, chất nhày. “Nước súc miệng có thể giúp loại bỏ các mảnh vỡ trước khi chúng tham gia hình thành sỏi hoặc loại bỏ dần các viên sỏi khi chúng đã hình thành”. Theo bác sĩ Stacey Ishman, trưởng khoa phẫu thuật tại Trung tâm y tế trẻ em Cincinnati cho hay. Ngoài ra cũng có thể loại bỏ sỏi với que tăm bông hoặc bài chải đánh răng.

Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?
Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?

4. Khô miệng

Khô miệng có thể khiến hơi thở có mùi, tại sao? Nước bọt có các enzyme làm sạch các vụn thức ăn, hạn chế các vi khuẩn gây mùi trong miệng. Nguyên nhân gây khô miệng:

  • Dùng quá nhiều caffeine
  • Nghẹt mũi khiến thở bằng miệng
  • Dùng thuốc kháng sinh histamine
  • Mắc hội chứng Sjogren bệnh hiếm gặp – gây khô bề mặt cơ thể.

Các khắc phục tình trạng khô miệng

  • Uống nước mỗi ngày
  • Nhai kẹo cao su 20 phút sau bữa ăn giúp tăng cường nước bọt. Kẹo cao su không đường chứa 100% xylitol-ngọt có thể giúp giảm sâu răng, làm mát và cung cấp cho bạn hơi thở dễ chịu.
  • Không uống nhiều cà phê, hương vị cà phê ngon giúp tinh thần tỉnh táo nhưng cà phê để lại mùi hương dai dẳng ở cuống lưỡi. Bạn có thể chuyển sang sử dụng trà thảo dược hoặc trà xanh để thay thế và tránh sử dụng đồ uống có đường.
  • Hạn chế uống rượu vì uống rượu gây khô miệng, uống nhiều rượu, bia làm hơi thở bạn có mùi hôi từ 8 – 10 giờ ngay cả khi bạn đã ngừng uống.
  • Tránh hít thở bằng miệng
Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?
Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?

5. Thực phẩm nặng mùi gây hôi miệng

Một số gia vị như hành tây, tỏi có thể gây hôi miệng, mùi của chúng để lại rất lâu dù chỉ có một mảnh nhỏ mắc lại trong răng bạn. Khi cơ thể hấp thụ các thực phẩm này, các chất tạo mùi sẽ đi vào máu di chuyển đến phối. Ở đây phổi thải ra ngoài hơi thở.

Nên hạn chế sử dụng nhiều loại thực phẩm gây mùi như: tỏi và hành tây, các loại gia vị mà chưa qua nấu chín. Theo Trung y, ăn tỏi và hành tây có thể gây hơi thở hôi, nhưng nó thường có thể được xua tan bằng cách ăn các loại hạt, nhai lá trà hoặc kẹo cao su, uống sữa hoặc súc miệng với giấm hoặc rượu vang.

6. Thuốc lá

Thuốc lá, xì gà, tẩu thuốc để lại một hương vị và mùi rất khó chịu trong miệng bạn. Người sử dụng cũng dễ bị bệnh nướu răng – một nguyên nhân chính gây ra hơi thở có mùi hôi. Vậy nên lựa chọn tốt nhất cho hơi thở và sức khỏe của bạn là không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào.

7. Vấn đề dạ dày

Nhiễm trùng do vấn đề hệ tiêu hóa, chẳng hạn như Helicobacter pylori, có thể gây ra hơi thở hôi lâu dài nhưng khi vi khuẩn bị tiêu diệt vấn đề hơi thở sẽ được giải quyết.

Các triệu chứng như trào ngược dạ dày, loét dạ dày, tá tràng cũng có thể gây ra mùi hôi miêng khi bạn ợ hơi.

Xem thêm: Vị trí đau dạ dày, cách phân biệt đau dạ dày với bệnh khác bạn nên biết

Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?
Chăm chỉ đánh răng ngày 2 lần, tại sao hơi thở vẫn không thơm tho?

8. Bệnh mãn tính

Nhiều trường hợp miệng có mùi hôi là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Hôi miệng thường xuất hiện như một triệu chứng của bệnh nhiễm trùng, viêm phế quản mãn tính, bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc gan…

Tình trạng suy gan có thể tạo nên hơi thở có mùi rất đặc trưng, đó là mùi quả thối. Đây là dấu hiệu cho thấy gan đã không còn đáp ứng được chức năng do bệnh gan tiến triển. Các dấu hiệu khác của suy gan là vàng da (vàng da, vàng lòng trắng của mắt) do sự tăng nồng độ của bilirubin.

Khi thận bị suy, chức năng lọc máu không đáp ứng đủ nhu cầu, hơi thở của bệnh nhân có thể có mùi của cá. Điều này thường xảy ra đối với bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối. Bệnh nhân lúc này cần thực hiện lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận.

Các vấn đề sức khỏe về miệng, mũi họng, đường hô hấp, hệ tiêu hóa, bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Lời khuyên từ các chuyên gia y tế là hãy kiểm tra sức khỏe của bạn định kỳ, trường hợp hơi thở nặng mùi lại kéo dài dai dẳng ngay cả khi bạn vệ sinh răng miệng đúng cách và chăm chỉ thì hãy đi gặp bác sỹ để được tư vấn kịp thời.