- Béo phì là gì? Tại sao ngày càng nhiều người béo phì?
- Thức khuya có gây béo phì: Cách để cải thiện thói quen ngủ muộn?
- Chất béo là gì? Bạn biết gì về các loại chất béo trong cơ thể?
Béo, tăng cân nhiều do rối loạn nội tiết
Một nguyên nhân phổ biến của việc tăng cân không lý do ở phụ nữ là vấn đề với tuyến giáp. Các tuyến giáp đóng vai trò thiết yếu trong việc cân bằng sự trao đổi chất, sản sinh ra các hormones cần thiết cho cơ thể.
Suy tuyến giáp sẽ làm cho sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại bằng sản xuất lượng Hormone Cortisol và Insulin cao, làm gia tăng cảm giác thèm ăn khiến bạn ăn nhiều hơn, khi đó tình trạng tăng cân sẽ xảy ra.
Ăn không đúng bữa dẫn đến tăng cân
Thông thường chế độ ăn của con người có 3 bữa ăn chính trong ngày, hầu hết chúng ta ăn vào giờ giấc cụ thể nhưng cũng không ít người vì bận rộn mà ăn uống thất thường, ăn sớm, ăn muộn, thậm chí bỏ bữa mà không hề biết những tác hại của việc ăn uống sai thời điểm.
Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, thời điểm ăn uống có ảnh hưởng lớn đến lượng hóc môn insulin, nồng độ cholesterol và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe kéo theo như tăng cân, tiểu đường, rối loạn tiêu hóa…
Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội khẳng định: “Không có chuyện chỉ hít không khí, uống nước lọc vẫn béo”.
Chuyên gia công nghệ thực phẩm phân tích, những người ăn ít vẫn béo là do chọn lựa sai thực phẩm, ăn nhiều thức ăn giàu calo nên không thể giảm cân được.
Chẳng hạn: Nhóm các thực phẩm giàu calo như các loại hạt, ngũ cốc thô, trái cây đóng hộp, trái cây khô… sẽ cung cấp nhiều calo. Với những người cứ cứ vô tư nạp những thực phẩm này thì việc giảm cân sẽ bị phản tác dụng. Nếu những người béo muốn giảm cân chỉ có thể ăn những thực phẩm ít calo hơn so với cơ thể bạn đốt cháy mỗi ngày.
Ăn quá ít cũng dễ gây tăng cân
Bạn nghĩ rằng càng ăn ít thì càng giảm béo, nhưng thực ra nó có hại nhiều hơn có lợi. Ngoài việc không giảm béo được thì cơ thể sẽ sử dụng protein của cơ làm nhiên liệu cho quá trình trao đổi chất. Vậy là béo thì vẫn béo, người thì cứ càng ngày càng nhão do thiếu cơ, năng lượng cũng chẳng còn để tập luyện thường xuyên để giảm mỡ.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa nắm vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết, đồng thời còn hạn chế chất béo dư thừa tích tụ. Tuy nhiên, nếu hệ tiêu hóa của bạn gặp vấn đề thì nó có thể gây cản trở việc tiêu hóa, đồng thời làm chất béo tích tụ nhiều, gây thừa cân, béo phì. Bên cạnh đó, bạn còn có thể gặp phải một số triệu chứng về tiêu hóa khác như táo bón, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu…
Tăng cân do rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe, giúp đầu óc tỉnh táo, đồng thời giúp giảm cân tích cực. Trong lúc ngủ cơ thể sẽ đào thải các chất độc hại ra ngoài qua đường bài tiết, đồng thời giúp điều chỉnh các hormone giúp giảm cân như cortisol, ghretin, leptin, insulin… làm tăng hiệu quả giảm cân. Đó cũng là lý do vì sao ngủ không đủ giấc là một trong những lý do ăn ít mà vẫn béo.
Thiếu ngủ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Sự thèm ăn chủ yếu được điều chỉnh bởi hai loại hormone là leptin và ghrelin. Leptin là một hormone được sản xuất bởi các tế bào mỡ của cơ thể. Hormone này sẽ gửi tín hiệu ngừng ăn tới bộ não khi chúng ta ăn no.
Trong khi đó, hormone ghrelin là hormone kích thích sự thèm ăn, đặc biệt là những món ăn giàu calo. Theo các nhà khoa học, những người ngủ ít hơn 5 giờ một ngày thì lượng leptin giảm 15% và lượng ghrelin tăng 15%. Do đó, những người thiếu ngủ thường ăn nhiều hơn so với những người ngủ đủ giấc. Ăn quá nhiều sẽ khiến mỡ thừa bị tích tụ và khiến bạn tăng cân.
Nguyên tắc quan trọng để giảm cân hiệu quả
- Không nôn nóng trong việc giảm cân mà cần kiên trì.
- Áp dụng các biện pháp giảm cân thật sự khoa học và phù hợp với bản thân, nên tránh các cách giảm cân ăn kiêng kham khổ.
- Bên cạnh một chế độ ăn khoa học, các bạn cũng cần tập luyện thường xuyên.
- Dù bạn giảm cân bằng cách nào vẫn phải ưu tiên sức khoẻ lên hàng đầu.
Để lại bình luận
5