- Tình yêu khi chạm tuổi 30: Tăng hoài nghi, giảm kỳ vọng, nhưng đừng mất niềm tin
- Nên hay không nên công khai chuyện tình yêu trên mạng xã hội
- Không phải trà xanh mà những điều sau đây dễ khiến tình yêu tan vỡ hơn
- 10 nguyên nhân khiến tình yêu buồn và những điều nên làm
Tình yêu dù đổ vỡ hay đi đến chân trời hạnh phúc đều dạy cho chúng ta những bài học ý nghĩa về chữ duyên và cuộc đời. Ai trong chúng ta cũng cần những vấp ngã và đổ vỡ để có thể trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Nếu bạn đã từng một lần vấp ngã trong tình yêu, hãy xem đó như một trải nghiệm và rút ra cho mình những bài học về cuộc sống, để có thể yêu “đúng” hơn cho những lần sau.
1. Bạn không sở hữu bất kỳ ai
Trong tình yêu, cảm giác mong muốn chiếm hữu và kiểm soát đối phương dễ dàng xảy ra với nhiều người. Tuy vậy, đây lại là một trong những điều khiến hai người dần rời xa nhau. Bởi lẽ, trong thực tế, không ai có thể sở hữu một người nào khác bởi ai cũng cần có cuộc sống và không gian riêng của mình. Bạn nên trò chuyện chân thành và cởi mở với người yêu về những điều bạn muốn từ họ và từ mối quan hệ này cũng như lắng nghe mong muốn của họ, thay vì áp đặt những đòi hỏi của bản thân lên đối phương.
2. Tình yêu không phải là sự phụ thuộc
Những chuyện tình trên phim hoặc trong tiểu thuyết khiến chúng ta hiểu nhầm rằng tình yêu đích thực chính là việc sống chết phải có nhau hay chỉ có người ấy thì bạn mới có thể sống nổi. Thực tế thì, “tình yêu đến từ sự tự nguyện. Hai con người yêu nhau thực sự khi họ có thể sống mà không có nhau nhưng vẫn lựa chọn được ở bên nhau” – M. Scott Peck.
3. Tình yêu là sự độc lập
Tình yêu đẹp vốn được xây đắp từ hai cá nhân độc lập. Họ đến với nhau, thương nhau và giúp nhau phát huy được những điều đẹp nhất của chính họ mà không phải đánh mất bản ngã của mình. Những người yêu nhau cần trân trọng giá trị và những điều khác biệt của nhau. Dành cho nhau không gian riêng để phát triển những đam mê và năng lực cá nhân cũng là điều vô cùng quan trọng trong tình yêu. Khi bạn vun đắp đủ đầy cho chính bản thân mình, bạn sẽ biết cách vun đắp cho tình yêu của cả hai.
4. Đừng cố gắng thay đổi hay sửa chữa người khác
Nếu bạn yêu một người nhưng lại luôn cố gắng thay đổi con người họ, có lẽ người bạn yêu chỉ là hình dung hoàn hảo trong đầu bạn mà thôi. Điều này cũng có nghĩa là bạn không trân trọng con người và bản chất thật sự của đối phương. Thói quen và hành vi là điều có thể thay đổi bằng việc trao đổi và trò chuyện chân thành, cởi mở, nhưng bản chất và tính cách là điều rất khó, nếu không muốn nói là không thể, cho dù bạn yêu họ đến nhường nào. Nếu bạn mãi cũng không thể hòa hợp với tính cách của người ấy, có lẽ hai bạn không phải là một nửa hoàn hảo của nhau. Thay vì cố gắng thay đổi điều này, hãy tìm cho mình người khác phù hợp hơn.
5. Đừng nhầm lẫn đam mê và tình yêu đích thực
Khi mới bước vào một cuộc tình, những cảm xúc mãnh liệt giữa hai người dễ khiến chúng ta nhầm tưởng giữa “cảm giác yêu” và “tình yêu”. Chúng ta cảm thấy thực sự hạnh phúc khi được nhìn thấy người ấy, dành hàng giờ chỉ để được nói chuyện, hay chỉ đơn giản là được ở bên người ấy. Tuy vậy, đừng vội vàng cho rằng đây chính là yêu bởi tình yêu thực sự đòi hỏi hai người phải cùng nhau vượt qua nhiều thử thách và được khẳng định bằng thời gian. Đôi lúc, yêu chậm lại và tỉnh táo để “cảm giác yêu” đừng cuốn bạn đi là cách giúp bạn nhìn thấy sự đồng điệu và hòa hợp thật sự của cả hai trong mối quan hệ này.
6. Tình yêu dù đẹp đến đâu cũng có lúc kết thúc
Duyên số vốn là điều khó nói. Đôi khi, có một người bước đến cuộc đời chúng ta để cho chúng ta biết những cảm xúc đẹp, những bài học về tình yêu, cuộc sống và sau cuối là bài học về việc buông bỏ. Khi duyên hết, cả hai cũng phải học cách tự bước đi trên con đường của mình. Có những cuộc tình dù đẹp nhưng chỉ xuất hiện để giúp chúng ta trưởng thành và hiểu bản thân mình hơn. Dù tiếc đầy nuối, nhưng hãy cất những kỷ niệm đẹp đẽ đó vào trái tim mình và rút ra những bài học để yêu “đúng” hơn trong tương lai.
7. Hãy lựa chọn tình cảm xứng đáng với bản thân chúng ta
Tình yêu hay các mối quan hệ chính là một trong những thước đo về giá trị bản thân. Chúng ta bước vào một mối quan hệ vì chúng ta chấp nhận con người cũng như giá trị của đối phương và ngược lại. Và nếu đến một giây phút bạn cảm thấy một trong hai người không còn xứng đáng với tình cảm hay giá trị của nhau thì đó chính là lúc nên bước đi.
8. Sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống - tình cảm là chìa khóa cho một mối quan hệ lâu bền
Tình yêu dù mạnh liệt đến đâu cũng phải nằm trong tổng hòa cân bằng giữa các yêu tố khác nhau của cuộc sống. Sự cân bằng trong công việc, sức khỏe, sở thích hay những mối quan hệ xã hội khác chính là những điều nuôi dưỡng tình yêu. Quá coi trọng một yếu tố sẽ dẫn đến sự phụ thuộc và khi một trong những yếu tố này không diễn ra thuận lợi như bạn mong muốn, bạn sẽ mất cân bằng và trở nên chật vật.
Để lại bình luận
5