Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

Sự thay đổi của các chỉ số mỡ máu được thể hiện cụ thể:

  • Tăng cholesterol toàn phần
  • Tăng triglyceride
  • Tăng LDL-Cholesterol (mỡ xấu)
  • Giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt)

Nồng độ của các chỉ số mỡ máu được cụ thể như sau:

Các chỉ số mỡ máu Chỉ số bình thường Chỉ số vượt ngưỡng cho phép ảnh hưởng tới sức khỏe
Cholesterol toàn phần

Dưới 200mg/dL

(<5,2mmol/l)

Trên 240mg/dL

(>6,2mmol/l)

LDL-Cholesterol

Dưới 130mg/dL

(<3,3mmol/dL)

Trên 160mg/dL

(4,1mmol/l)

Triglyceride 

Dưới 160mg/dL

(<2,2mmol/l)

Trên 200mg/dL

(>2,3mmol/l)

HDL-Cholesterol

Dưới 40mg/dL

(<1mmol/l)

Trên 50mg/dL

(>1,3mmol/l)

Triệu chứng của rối loạn mỡ máu

Hầu hết những người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu không có biểu hiện điển hình hoặc nếu có cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, một số biểu hiện sau cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mỡ máu:

1. Huyết áp không ổn định

  • Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị mỡ máu là người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, ăn không tiêu, huyết áp không ổn định. Huyết áp khi tăng, khi giảm, thay đổi thường xuyên.
  • Vì vậy, nếu có biểu hiện này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh, trường hợp nếu có.

2. Chân tay tê bì và lạnh

  • Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, lâu dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa, bám vào thành mạch. Điều này cản trở quá trình lưu thông máu đến các chi dẫn tới hiện tượng đau nhức, sưng tấy. Ngoài ra, do thiếu máu lên chân nên gây ra hiện tượng lạnh.

3. Đau tức ngực

  • Những cơn đau ngực thường đến thoáng qua và mất đi mà không cần điều trị. Nguyên nhân là do lượng mỡ trong máu tăng cao đột ngột. Triệu chứng thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi bệnh mới chớm bị.
  • Vì vậy, nếu triệu chứng này lặp đi lặp lại liên tục, hoặc có cảm giác khó chịu như bị đè nặng, bóp nghẹn ở vùng ngực thì nên đi khám ngay.

4. Đau đầu, chóng mặt

Bệnh mỡ máu là bệnh gì? Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu là bệnh gì?
  • Người bị mỡ máu cao thường có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do mỡ dư thừa tích tụ trong lòng mạch, tạo thành các mảng bám, cản trở quá trình lưu thông máu tới não.
  • Giai đoạn đầu, triệu chứng này không xuất hiện thường xuyên hoặc nếu có thì cũng ở mức độ nhẹ, không rõ ràng. Chính vì vậy, người bệnh thường nhầm tới các bệnh lý khác như: rối loạn tiền đình, thiếu máu não

5. Khó tiêu, táo bón

  • Rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng gây ra các biểu hiện ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như: khó tiêu, đầy hơi.
  • Hiện tượng này là do chất béo dư thừa trong máu và gan ảnh hưởng tới quá trình trao đối chất và tiêu hóa. Biểu hiện khó tiêu này còn được thể hiện rõ khi bạn liên tục ăn những thực phẩm giàu chất béo như: Pizza, KFC, xúc xích…
  • Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như: Đổ mồ hôi lạnh, nôn hoặc buồn nôn, khó ngủ, chán ăn, có thể ngất…

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu là gì?

Nguyên phát và thứ phát là 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rối loạn mỡ máu. Cụ thể:

1. Rối loạn mỡ máu nguyên phát

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu nguyên phát là do biến đổi gen dẫn đến tình trạng tăng cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-Cholesterol và đồng thời giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt).

Các trường hợp có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu nguyên phát như:

  • Tăng triglyceride tiên phát: Di truyền gen lặn, người bệnh không bị béo phì, tuy nhiên gan có lá lách lớn, kèm theo thiếu máu, tiểu cầu giảm, nhồi máu lách và viêm tụy cấp.
  • Tăng lipid máu hỗn hợp: Khả năng di truyền trong gia đình, nguyên nhân là do tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein. Biểu hiện: Béo phì, kháng insulin, tiểu đường type II, tăng acid uric trong máu…
Bệnh mỡ máu là bệnh gì? Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu là bệnh gì?

2. Rối loạn mỡ máu thứ phát

Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Thói quen ăn uống, sinh hoạt dưới đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mỡ máu, cụ thể:

  • Dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên uống rượu bia.
  • Lười vận động dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Căng thẳng, áp lực liên tục trong thời gian dài.

Do bệnh lý hoặc tác dụng phụ của thuốc

Những người mắc bệnh lý hoặc sử dụng thuốc dưới đây cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ:

  • Đái tháo đường: Enzyme lipoprotein lipase làm tăng triglyceride.
  • Hội chứng Cushing: Giảm dị hóa lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein.
  • Bệnh thận: Những người bị thận hư có khả năng làm tăng VLDL và LDL do gan tổng hợp nhằm bù vào lượng protein trong máu được đào thải qua đường nước tiểu.
  • Thuốc bổ sung estrogen của nữ: Làm tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein ở tỷ trọng thấp.

Đối tượng nào có nguy cơ bị rối loạn mỡ máu

Rất nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, chẳng hạn như:

  • Người bị tiểu đường;
  • Người nghiện rượu bia;
  • Gia đình có người thân bị bệnh tim mạch trước 50 tuổi ở nam và 60 tuổi ở nữ;
  • Tiền sử gia đình liên quan tới mỡ trong máu;
  • Chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều chất béo;
  • Chu vi vòng eo lớn;
  • Thừa cân béo phì;
  • Hút thuốc lá thường xuyên;
  • Người ít tập luyện thể dục.
Bệnh mỡ máu là bệnh gì? Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu là bệnh gì?

Rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?

Rối loạn mỡ máu là bệnh lý nguy hiểm bởi, nếu không được kiểm soát mỡ xấu lâu dần sẽ bám vào các thành mạch máu, tạo thành mảng xơ vữa. Điều này sẽ cản trở quá trình lưu thông máu tới não, tim và dẫn tới biến chứng như:

  • Tai biến mạch máu não/đột quỵ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tăng huyết áp
  • Gia tăng bệnh gout, tiểu đường

Điều trị rối loạn mỡ máu như thế nào?

Để điều trị mỡ máu cao, người bệnh có thể thực hiện những phương pháp sau:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày

Trường hợp rối loạn mỡ máu ở mức độ nhẹ, người bệnh chưa vội dùng thuốc mà có thể thực hiện biện pháp cải thiện bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:

  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa vì chúng làm tăng hàm lượng LDL-Cholesterol (mỡ xấu) trong máu. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như: Thịt mỡ, xúc xích, mỡ lợn, phô mai, bánh ngọt, bánh nướng, dầu dừa…
  • Lựa chọn bổ sung thực phẩm dồi dào chất béo không bão hòa như: Cá thu, cá hồi, cá mòi, bơ, dầu hạt cải, dầu oliu…
  • Bổ sung chất xơ, trái cây, rau quả để có nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Tuyệt đối không lạm dụng rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá, chất kích thích.
  • Kiêng ăn nội tạng động vật.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để cải thiện sức khỏe, giúp giảm cholesterol trong máu. Với người cao tuổi, nên thực hiện bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh…

Ngoài ra, người bệnh cũng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress bởi đây cũng là nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu.

Bệnh mỡ máu là bệnh gì? Bệnh mỡ máu có nguy hiểm không?
Bệnh mỡ máu là bệnh gì?

2. Sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh mỡ máu

Nếu chế độ ăn uống không đủ khả năng điều chỉnh các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn, mức độ bệnh có nguy cơ biến chứng. Bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc tân dược.

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị mỡ máu cao, điển hình như:

  • Statin: Chỉ định cho trường hợp tăng LDL-Cholesterol, tăng cholesterol toàn phần.
  • Fibrate: Chỉ định điều trị cho trường hợp tăng triglyceride
  • Acid Nicotinic: Dùng cho trường hợp giảm HDL-Cholesterol, tăng LDL-Cholesterol và triglyceride.
  • Resin: Dùng cho trường hợp tăng LDL-Cholesterol.
  • Omega3 (dầu cá): Điều trị tăng triglyceride ở gan.

Lưu ý: Các nhóm thuốc kể trên phải được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi, lạm dụng có thể sẽ khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn như: Tăng huyết áp, teo cơ vân, tổn thương gan, tăng men gan… Chưa kể, người bệnh còn phụ thuộc vào thuốc.

Phòng bệnh mỡ máu bằng cách nào?

Thực hiện chủ trương “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng bệnh mỡ máu và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tai biến mạch máu não, đột quỵ. Mỗi người hãy lưu ý:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức cân đối, nếu thừa cân béo phì nên thực hiện chế độ giảm cân.
  • Bổ sung thực phẩm phù hợp với cơ thể như rau xanh, hoa quả… đồng thời hạn chế thực phẩm chiên rán, giàu cholesterol.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

Rối loạn mỡ máu tuy không có biểu hiện điển hình nhưng biến chứng mà nó mang lại vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người bệnh nên bổ sung kiến thức chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình để phòng ngừa và điều trị bệnh tích cực.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp