- Lão Hóa Là Gì - Nguyên Nhân Gây Lão Hóa Da
- Nước mía có thể giúp giải độc và giảm cân như thế nào?
- Cây hương nhu có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng cây hương nhu
Các nhà khoa học cho rằng lão hoá cơ thể phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài chứ không phải do di truyền. Chỉ có 20% do gen di truyền quyết định. Theo nghiên cứu gần đây, một số người già gấp 3 lần so với tuổi thật và một năm sinh học của họ tương đương với 16,5 tháng thông thường. Tuổi sinh học có ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài, đó là lý do tại sao giữa những người cùng tuổi có thể trẻ hơn hoặc già hơn.
1. Thế nào là lão hóa sớm?
Lão hóa sớm là tình trạng các chức năng của cơ thể, tuần hoàn máu và hệ bạch huyết bị suy giảm khi ở trong độ tuổi còn trẻ. Lão hóa sớm khiến cấu trúc của làn da bị hủy hoại, các mao mạch dưới da bị suy yếu. Những độc tố trong cơ thể cũng tích tụ dần mà không được đào thải ra ngoài.
1.2. Nguyên nhân lão hóa sớm
Có những tác động từ bên trong và bên ngoài làm đẩy nhanh quá trình lão hóa mà đôi khi bạn “bỏ lỡ”.
Nguyên nhân từ bên trong
- Chức năng miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn, tạo cơ hội cho vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh và làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác.
- Mạch máu lưu thông kém: Lưu thông máu kém gây ra hàng loạt vấn đề cho sức khỏe. Ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng như tuần hoàn, hô hấp, điều hòa nhiệt độ cơ thể…
- Thiếu hụt elastin: Elastin là một loại protein của cơ thể. Cùng với Collagen, đây là một trong những loại protein quan trọng nhất cho làn da. Elastin có tính dẻo dai mang lại độ đàn hồi cho da. Khi Elastin suy giảm, bộ khung da suy yếu dần và khả năng chống đỡ kém. Da sẽ xuất hiện nếp nhăn, lão hóa, chảy xệ…
- Quá trình sản sinh lipid giảm
- Giảm thiểu hoạt động cơ bắp: Một trong những nguyên nhân lão hóa sớm là do bạn thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động.
- Quá trình trao đổi chất diễn ra chậm: Quá trình trao đổi chất trì trệ khiến cho các chất dinh dưỡng nạp vào không được cơ thể hấp thu và các chất độc hại không thể đào thải ra ngoài.
- Yếu tố tâm lý: Stress, căng thẳng thường xuyên và kéo dài là các tác nhân đẩy nhanh quá trình lão hóa của cả cơ thể.
1.2. Nguyên nhân tác động bên ngoài
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Có những thói quen ăn uống hàng ngày mà bạn cho rằng nó vô hại nhưng thực chất lại khiến quá trình lão hóa đến nhanh hơn.
- Uống ít nước: Thiếu nước khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, giảm lưu thông máu, làn da khô và dễ bị tổn thương, hình thành nếp nhăn.
- Đồ ăn nhanh, dầu mỡ: Khiến mỡ thừa tích tụ, làm tăng mỡ động mạch vành, tăng nguy cơ đột quỵ.
- Nước có gas: Dễ gây ra các bệnh về dạ dày, khiến cơ thể dễ bị mất nước.
- Ăn nhiều đường: Làm da trở nên sạm màu, nguy cơ tiểu đường.
- Thực phẩm gây viêm: Đường tinh luyện, bột mì trắng và các sản phẩm từ sữa có thể dễ dàng tạo ra chứng viêm trong cơ thể, góp phần vào quá trình lão hóa.
- Kiêng ăn để giảm cân nhiều lần: Một trong những nguyên nhân lão hóa sớm là chế độ ăn kiêng để giảm cân nhiều lần.
- Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích có thể tác động mạnh đến da và cơ thể nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài:
- Rượu, bia: Bên cạnh những tác động gây hại cho gan và thận, những người nghiện rượu nặng có da mặt bị đổi màu theo thời gian.
- Thuốc lá: Tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên làm giảm dần các mô dưới da.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Các ảnh hưởng từ môi trường như nắng gió, bụi bẩn, độ ẩm… không chỉ làm suy yếu hệ miễn dịch mà còn làm tổn thương làn da. Trong đó, tác động của ánh nắng mặt trời là rõ ràng nhất. Điển hình là hiện tượng Photoaging.
- Thức khuya thời gian dài, thiếu ngủ: Thức khuya và thiếu ngủ tàn phá làn da và cơ thể nhanh hơn là bạn tưởng.
- Thói quen chăm sóc da sai cách: Chăm sóc da không đúng phương pháp chính là nguyên nhân lão hóa sớm
2. Dấu hiệu chỉ ra cơ thể của bạn đang gặp dấu hiệu lão hóa sớm
2.1 Sức khỏe bắt đầu có dấu hiệu suy giảm
Đau khớp
Viêm khớp, đau nhức là một trong những dấu hiệu đầu tiên của dấu hiệu lão hóa sớm. Tình trạng viêm xương khớp trở nên phổ biến hơn khi sụn bắt đầu bị phá vỡ. Sự phá vỡ sụn này được gọi là bệnh thoái hóa khớp (DJD). Đau khớp thường kèm theo viêm và sưng.
Thói quen mệt mỏi và buồn ngủ
Nếu bạn liên tục cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không thể ngủ ngon. Đó có thể là dấu hiệu lão hóa. Mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày là một số triệu chứng phổ biến nhất của lão hóa, đặc biệt là sau 40 tuổi nhưng nếu đến 30 mà bạn có dấu hiệu này thì chứng tỏ bạn đang có dấu hiệu lão hóa sớm.
Các bệnh mãn tính xuất hiện
Cao huyết áp, lượng cholesterol cao, axit uric cao, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác có thể đến 50-60 tuổi thì tỷ lệ phát bệnh cao. Nhưng hiện nay không ít những người trẻ ở độ tuổi 30 đã sớm xuất hiện những chứng bệnh mãn tính này và có xu thế lão hóa sớm hơn.
Theo nghiên cứu, những người có chế độ ăn uống không hợp lý, thường ăn nhiều đạm, hay ăn đêm, thường xuyên thức khuya, sinh hoạt không điều độ hay phải chịu những áp lực lớn…, tóm lại là lối sống không lành mạnh có thể sẽ mắc các bệnh mãn tính hoặc bệnh không có lịch sử di truyền sớm hơn. Do đó, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một năm một lần.
Brain fog (Chứng đờ đẫn hay sương mù não)
Một nhóm các triệu chứng khác có thể chỉ ra sự của lão hóa sớm là sương mù não do viêm mãn tính. Làm thế nào để bạn biết nếu bạn đang sống với sương mù não?
Bệnh đặc trưng bởi một số triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung, quên lãng, nhức đầu, thiếu động lực / trầm cảm nhẹ, lo lắng và mất ngủ.
Hội chứng mất trí
Bước vào tuổi già, người ta thường hay đãng trí, dễ quên những gì mới xảy ra với mình. Hiện tượng này là do bộ não đang dần bị lão hóa và tế bào thần kinh của đại não sẽ bắt đầu giảm, bắt đầu từ 40 tuổi trở đi, tốc độ giảm mỗi ngày là 10.000 tế bào. Nếu như còn trẻ mà đã thường xuyên nhớ nhớ quên quên, rất có khả năng là đại não bạn bắt đầu có dấu hiệu lão hóa bạn hãy đi kiểm tra ngay nhé.
Lý do phổ biến nhất cho chứng mất trí là bệnh Alzheimer, mặc dù có cũng có một số nguyên nhân khác có thể gây ra. Các triệu chứng của chứng mất trí trong các bệnh như Alzheimer có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống, viêm, mức độ hoạt động, công việc mà một người có và thậm chí cả sức khỏe đường ruột. Khi những thứ này không đảm bảo, bạn có nhiều khả năng phát triển chứng mất trí, hoặc có thể sớm hơn, như một dấu hiệu lão hóa sớm.
2.2. Tăng cân, mắc bệnh béo phì
Đến khoảng 30-40 tuổi, nhiều người phát hiện ra cơ thể mình ngày càng béo, thể trọng không ngừng tăng. Các chuyên gia nội tiết chỉ ra rằng đây là kết quả của việc thiếu vận động. Cùng với tuổi, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể sẽ chậm lại, nếu như bạn không tăng cường hoạt động, sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng mỡ tích trong cơ thể càng nhiều và khó tránh khỏi béo phì.
Trên thực tế, khi tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của con người giảm đi cũng là lúc báo hiệu lão hóa xuất hiện. Sự trao đổi chất giảm, mức độ tiêu thụ calo cũng ít, do đó nếu tốc độ càng chậm đi, thì sẽ giảm cân càng khó hơn bằng cách ăn kiêng hoặc nhịn ăn.
2.3. Suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch, hoặc các tĩnh mạch to lớn có màu sần sùi và tối màu (thường là màu xanh hoặc tím), ảnh hưởng đến 50% người trên 50 tuổi. Mặc dù chúng rất phổ biến và không nhất thiết phải là mối quan tâm về sức khỏe, chúng có thể do biến động nội tiết tố, huyết áp thay đổi ở tĩnh mạch chân hoặc tăng viêm.
Một số nguy cơ gây giãn tĩnh mạch bao gồm béo phì, hoạt động thể chất thấp, thời kỳ mãn kinh sau mãn kinh và huyết áp tâm thu cao. Giãn tĩnh mạch là một trong những dấu hiệu lão hóa của lối sống ít vận động và chúng cũng có liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và lão hóa sớm hơn.
2.4. Lão hóa da
Dấu hiệu rõ ràng nhất của lão hóa thường là sự thay đổi trong bề mặt da. Các sợi da bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau trong quá trình lão hóa. Các dấu hiệu phổ biến như xuất hiện các đốm nâu, da không đều màu, ngứa ngáy, nếp nhăn và chảy xệ.
Khi bạn tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm, chất lượng da sẽ giảm nhanh hơn rất nhiều. Collagen và elastin giúp cho da có độ ẩm, đàn hồi, mịn màng, … Tuy nhiên từ 25 tuổi trở đi, thì quá trình tổng hợp collagen ngày càng chậm lại và da của chúng ta sẽ bị thay đổi dần nếu không được bảo vệ và chăm sóc kĩ.
2.5. Vấn đề tiêu hóa
Càng lớn tuổi, lão hóa sẽ tác động đến chức năng của hệ tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa bao gồm tiêu hóa chậm hơn (có thể dẫn đến táo bón), tiêu chảy, viêm túi thừa, hấp thụ chất dinh dưỡng kém, trì hoãn chuyển hóa chất, loét dạ dày, GERD, polyp và thay đổi hệ thống miễn dịch.
Viêm mãn tính cũng tăng theo độ tuổi, đó là lý do tại sao các bệnh viêm và tự miễn dịch, chẳng hạn như ruột bị rò rỉ có thể là dấu hiệu của lão hóa. Hội chứng ruột bị rò rỉ là một tình trạng tự miễn dịch đặc trưng bởi tính thấm ruột, cho phép các protein và phân tử thông qua lớp lót của hệ tiêu hóa. Đây là những thứ thường không thể vượt qua được.
Các dấu hiệu thường gặp của ruột bị rò rỉ bao gồm nhạy cảm với thực phẩm, các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn chức năng tuyến giáp, thiếu hụt dinh dưỡng, các vấn đề về tâm trạng và mệt mỏi, các vấn đề về da như mụn trứng cá hoặc bệnh vẩy nến. Vì 70% hệ thống miễn dịch của bạn tồn tại trong ruột của bạn, không có gì đáng ngạc nhiên khi các vấn đề với hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến các hệ thống trong toàn bộ cơ thể của bạn.
2.6. Mất thính lực
Mất thính lực là một dấu hiệu rất phổ biến của lão hóa. Mất thính lực liên quan đến tuổi là vấn đề với các tế bào thần kinh, mạch máu và chức năng sinh học tổng thể của tai.
Có một số trường hợp mất thính lực do di truyền, nhưng vẫn còn các yếu tố nguy cơ khác làm mất thính lực sớm hơn như tiểu đường, bệnh mạch máu não, hút thuốc, chức năng nhận thức kém, uống quá nhiều rượu, tiếp xúc với tiếng ồn và phẫu thuật tai.
2.7. Chiều cao suy giảm
Chiều cao suy giảm là hiện tượng rõ ràng nhất của sự lão hóa. Nghiên cứu cho thấy chiều cao của nam giới ở độ tuổi 40 giảm từ 2-3% so với độ tuổi 20 tuổi, tỷ lệ này ở phụ nữ là 2,5%. Người ta vẫn thường cho rằng chiều cao con người giảm đi là do sự chuyển hóa canxi của ơ thể người bị rối loạn khi già đi, điều này khiến xương bị teo nhỏ lại. Vì vậy, ngay khi thấy chiều cao giảm đi, bạn cần xem xét nghiêm túc xem mình có bị lão hóa sớm hay không.
2.8. Cơ bắp và thịt giảm
Ở những người trẻ tuổi, tỷ lệ cơ bắp và thịt chiếm khoảng 40% trọng lượng cơ thể. Nhưng đến khi 70 tuổi, thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 25%. Có thể thấy rằng, giảm cơ bắp và thịt chính là một dấu hiệu dễ nhận thấy của quá trình lão hóa trên cơ thể người.
2.9. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của thời kỳ mãn kinh sớm. Một phụ nữ bình thường bắt đầu mãn kinh ở tuổi 46 – 54. Nếu điều này xảy ra trước tuổi 40 thì rất có thể là dấu hiệu lão hóa sớm.
Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh sớm bao gồm: mất ngủ, sốt, ớn lạnh, co giật và thay đổi tâm trạng liên tục.
2.10. Tóc và mắt chuyển màu vàng
Ai cũng biết rằng tóc bạc là dấu hiệu của tuổi già, nhưng thực tế là khi tóc ngả màu vàng cũng có thể biểu hiện chứng lão hóa sớm. Có nhiều người tóc bị vàng và xấu đi là do phải chịu nhiều áp lực, căng thẳng thần kinh hay chất lượng giấc ngủ ban đêm không tốt.
Mắt chuyển sang màu vàng cũng là một dấu hiệu quan trọng của chứng lão hóa sớm. Quan sát kỹ, bạn sẽ dễ nhận thấy đôi mắt của người trẻ vừa đen vừa sáng, còn mắt người già thì sắc vàng và đục. Ngoài ra, cũng có thể xuất phát từ thói quen ăn uống và nghỉ ngơi không điều độ.
Lão hóa là một quá trình được lập trình trong DNA của chúng ta mà không ai có thể tránh khỏi. Mặc dù chúng ta thường vội vã đến quầy mỹ phẩm để tìm các loại mỹ phẩm để chữa trị nhưng hãy nhớ: lão hoá ảnh hưởng bên trong cơ thể của chúng ta trước khi nó thể hiện ở bên ngoài.
Tuy nhiên nếu các dấu hiệu lão hóa được phát hiện đủ sớm và có phương pháp phòng ngừa, chúng ta hoàn toàn có thể giảm bớt những tác động tiêu cực lên cơ thể và vui sống hạnh phúc hơn.
Để lại bình luận
5