- Tìm hiểu về bệnh trầm cảm trẻ em, căn bệnh của xã hội hiện đại
- Lá lốt là gì? Công dụng của lá lốt với sức khỏe
- Ăn thanh long có tác dụng gì - Ăn nhiều thanh long có béo không?
- Tinh dầu tỏi: Những tác dụng của tình dầu tỏi là gì?
- Cây hương nhu có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng cây hương nhu
- Top 5 tác dụng tuyệt vời của thực phẩm màu tím
Để giảm mỡ bụng sau sinh mổ thì các phương pháp cần áp dụng là có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và kết hợp cùng những bài tập thể dục cơ bản. Việc kiêng cữ sau sinh mổ cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt hơn sinh thường để cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi.
1. Trường hợp không cho con bú
Đối với những mẹ bầu không cho con bú, việc giảm cân cũng dễ dàng hơn với người cho con bú dù là điều kiện sinh mổ hay sinh thường. Các vị trí khó giảm như hông, mông, vòng 2 nếu áp dụng đúng các phương pháp đều có thể giảm được trong thời gian ngắn.
Sinh mổ làm sao cho bụng nhỏ lại? Một trong những điều kiện đầu tiên để giảm cân là không ăn quá nhiều tinh bột như gạo trắng, khoai tây,... mà nên tập trung bổ sung nhiều nguồn dinh dưỡng khác như protein từ thịt cá hay chất xơ từ rau xanh, trái cây ít ngọt cung cấp nhóm vitamin.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Thay vì sử dụng các đồ uống chứa nhiều chất béo và đường như nước ngọt có ga, trà sữa, bạn nên chọn lựa nước lọc uống hàng ngày.
Hãy nhớ dù là giảm cân bạn bắt buộc cần phải ăn để cung cấp dinh dưỡng, tuyệt đối không nên nhịn ăn để giảm cân.
2. Giảm mỡ bụng đối với mẹ sinh mổ cho con bú
Nguyên nhân khiến trường hợp trẻ bú giảm chậm hơn là do bắt buộc áp dụng chế độ ăn lợi sữa nên việc tăng cân là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, việc phải cho trẻ bú, ít được vận động nên lượng mỡ trong cơ thể đặc biệt vùng hông, đùi, bụng cũng tăng lên.
Với những mẹ cho con bú thì thường khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ bầu mới có thời gian để tập trung giảm cân và điều chỉnh lại chế độ ăn uống.
Tuy là giảm cân nhưng hàng ngày bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin,... để có đầy đủ sữa cho trẻ bú.
3. Các nhóm thực phẩm tốt cho mẹ bầu
3.1. Protein và thực phẩm cay, nóng
Protein là một trong những nhóm thực phẩm hàng đầu không chỉ tốt cho mẹ bầu mà với tất cả mọi người. Protein có mặt nhiều trong các nhóm thịt như gà, bò, heo, cá hay các loại ngũ cốc, chuối, trứng.
Còn với những thực phẩm có tính cay nóng như ớt, tiêu, gừng tuy còn xa lạ với nhiều người nhưng đã có chứng minh rằng chất cay nóng sẽ giúp hỗ trợ đốt cháy chất béo trong cơ thể.
3.2. Tinh bột và chất béo tốt
Tuy cắt giảm nhưng bạn bắt buộc vẫn phải nạp tinh bột trong mọi bữa để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thay vì lựa chọn tinh bột xấu cơm trắng, mì gói, bánh mì trắng... thì bạn chuyển sang các loại tinh bột tốt như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bánh mì nguyên cám, bún gạo lứt... chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ.
Ngoài ra, như đã nói ở trên, hãy chuyển sang nạp các chất béo tốt có trong các loại cá, hạt, quả bơ... để giúp giảm cảm giác thèm ăn cũng như cung cấp lượng chất béo cần thiết cho cơ thể hàng ngày.
3.3. Uống nhiều nước
Không chỉ với người bình thường mà ngay cả mẹ bầu cũng cần bổ sung nước từ 6 - 8 cốc mỗi ngày. Sau khi ngủ dậy, hãy uống một cốc nước lọc ấm hoặc pha nước chanh mật ong để tiêu diệt các chất độc trong cơ thể, đồng thời nâng cao trao đổi chất, giúp bạn đốt nhiều calo trong ngày hơn. Còn trong ngày bạn hãy uống nước lọc có thể kèm thêm vài lát chanh để không bị chán.
3.4. Nên chia thành nhiều bữa
Ăn 3 bữa chính không chỉ làm bạn dễ đói hơn mà nếu bạn mới bắt đầu chế độ ăn việc nạp quá nhiều thực phẩm có thể cơ thể chưa thích nghi được.
Vì thế hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày sao cho tổng lượng các nhóm dinh dưỡng trong ngày vẫn đáp ứng đủ. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất, cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày do đó bạn tuyệt đối không nên bỏ.
3.5. Ăn nhiều rau quả
Các loại rau xanh, hoa quả chứa rất ít calo và giàu vitamin, chất xơ. Do đó, để giảm cân sau khi sinh mổ hiệu quả, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm này.
Đồng thời, nên ăn nhiều các loại rau xanh trước khi bổ sung thực phẩm nhiều năng lượng có tác dụng kiểm soát việc ăn uống nhiều hơn sau đó để giảm cân dễ dàng hơn.
4. Cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ bằng các bài tập
Dưới đây là những cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ tại nhà:
Bài tập nghiêng chậu
Một trong những cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ tại nhà là tập luyện bài tập nghiêng chậu với ưu điểm là giảm tối thiểu ảnh hưởng lên cơ thể mẹ bầu mới sinh nhưng vẫn mang đến hiệu quả.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần nằm ngửa và gập 2 gối còn 2 bàn chân đặt trên mặt phẳng. Tiếp đó lấy một hơi thật sau và từ từ và nâng mông lên cao nhưng sao cho phần xương cụt vẫn ở nền đất. Bạn có thể thực hiện động tác này 8-10 lần/ngày.
Bài tập plank
Plank là một trong những bài tập nổi tiếng góp mặt trong phần lớn các giáo án giảm mỡ bụng. Để thực hiện động tác này bạn hãy bắt đầu tư thế nằm sau đó chống khuỷ tay xuống sàn và đẩy người lên sao.
Tư thế đúng là đầu, lưng và chân phải tạo thành 1 đường thẳng không được võng lưng và bắt buộc siết chặt bụng để lưng không bị chịu áp lực. Bạn có thể bắt đầu nhẹ nhàng từ 20 giây và tăng dần.
Bài tập leg drops
Như tên gọi của bài tập, bài này sẽ tác động nhiều vào phần bụng dưới. Cách thực hiện là nằm ngửa, chân thẳng sau đó hít sâu nâng hai chân lên 1 góc 90 độ và thở ra khi hạ xuống. Thực hiện động tác này trong khoảng 15 phút.
Bài tập đạp xe
Bài tập 'thần thánh'' này sẽ tác động vào cả nhóm bụng trên và cơ liên sườn. Tư thế cũng gần giống như gập bụng nhưng khi nâng cổ và co chân lên góc 90 độ hãy duỗi thẳng chân lần lượt 2 bên tựa tư thế đạp xe trên không.
Nếu cổ bị đau mỏi, bạn có thể để hai tay ra sau gáy để nâng đỡ. Làm liên tục tư thế này trong vòng 30 - 40s rồi lặp lại 3-4 lần.
Trên đây là cách giảm mỡ bụng sau sinh mổ bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy các bài tập trên sẽ giúp cơ bụng săn chắc hơn nhưng bắt buộc bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện và đặc biệt phải có sự kiên trì.
Để lại bình luận
5