- Cà chua là trái cây hay râu củ? Câu hỏi nhiều khi gây rất nhiều tranh cãi
- 7 điều cần ghi nhớ khi ăn cà chua kẻo rước bệnh vào người
- Sự thật chuyện trứng kết hợp với cà chua gây ngộ độc có đúng không?
Cà chua được biết đến là loại rau quả quen thuộc chứa hương vị thơm ngon, giàu vitamin và dưỡng chất. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn được cà chua mà những nhóm người dưới đây tuyệt đối không nên ăn cà chua tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Tác dụng của cà chua với sức khỏe
Cà chua là một trong nhưng loại rau củ có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao. Cà chua chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin K cùng với nhiều các khoáng chất gồm: phốt pho, mangan, magiê, kali, đồng,… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g cà chua có chứa tới 94.52g nước, 18 kcal, đường là 2.63g và chất xơ là 1.2g, chất béo chỉ chiếm 0.2g, vitamin C chứa 13.7mg, chất đạm 0.88g, 10mg canxi, 0.27mg sắt, 11mg magie, 237mg kali, 24mg phốt pho, 0/17mg kẽm,…. Cà chua sở hữu hương vị chua chua, ngọt ngọt đặc trưng, khi kết hợp với các nguyên liệu khác giúp món ăn trở lên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, cà chua còn có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, làn da như:
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp
- Cà chua có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả, có tác dụng phòng ngừa tốt các bệnh về mạch máu. Bên cạnh đó, cà chua chứa nhiều natri, sau khi thành phần này vào cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi thận, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Cà chua giữ gìn làn da
- Cà chua được biết đến là một trong những loại rau quả chứa nhiều vitamin C, vitamin C trong cà chua có tác dụng chống oxy hóa, giúp làn da được cải thiện mạnh mẽ, trì hoãn tốc độ lão hóa và ngăn chặn hiệu quả sự kết tủa của hắc tố, làm cho da săn chắc, sáng màu và mịn màng hơn. Ngoài ra, hoạt chất lycopene có trong cà chua sẽ giúp làn da của bạn được bảo vệ tốt hơn, tránh khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời.
Cà chua ghúc đẩy giấc ngủ ngon
- Nhờ nguồn vitamin C dồi dào có trong cà chua và hợp chất lycopene nên khi ăn nhiều cà chua bạn sẽ có cảm giấc ngủ ngon hơn.
Cà chua giúp giảm cân
- Cà chua chứa ít chất béo, 100g cà chua chỉ có 0.2g nên bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống hằng ngày cho những người ăn kiêng.
Cà chua tốt cho tiêu hóa
- Cà chua chứa nhiều chất xơ, 100g cà chua có chứa tới 1.2g, sau khi vào cơ thể, đầu tiên nó sẽ nuôi dưỡng ruột và dạ dày, làm cho nhu động của dạ dày và ruột nhanh hơn, đồng thời có thể giải quyết tình trạng táo bón một cách hiệu quả.
Phòng ngừa ung thư
- Cà chua có tác dụng tăng cường khả năng giải độc mà còn làm cho các tế bào ít bị tổn thương hơn, ngăn chặn hiệu quả sự phân chia và phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, cà chua có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư nhờ chứa nhiều vitamin C và lycopene, hai thành phần này có khả năng chống oxy hóa rất tốt.
Cà chua giúp cải thiện thị lực
- Nhờ sở hữu lượng lớn vitamin A và vitamin C, đây là 2 loại vitamin giúp phòng ngừa bệnh quáng gà và cải thiện thị lực. Vitamin A có trong cà chua có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng - bệnh này có thể dẫn đến mù mắt, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Cà chua giúp giảm lượng đường trong máu
- Hàm lượng carbohydrate trong cà chua khá ít nên góp phần làm giảm lượng đường trong máu cực tốt.
2. Những nhóm người nào không nên ăn cà chua
Dù có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn cà chua, những nhóm người đang gặp vấn đề về sức khỏe dưới đây không nên ăn cà chua thường xuyên.
Người có đường tiêu hóa yếu
- Theo Đông y, cà chua là một loại thực phẩm lạnh, người có đường tiêu hóa kém không nên ăn. Hay những người đang bị viêm dạ dày ruột cấp tính hoặc loét cấp tính và những người mắc cả 2 bệnh này không thích hợp để ăn cà chua, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Những người hay bị dị ứng
- Cà chua chứa hợp chất có tên gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, virus. Nhưng điều này thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Do đó đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe
Người đang dùng thuốc chống đông máu
- Do cà chua rất giàu vitamin K nên đối với những người đang dùng thuốc chống đông máu không thích hợp ăn cà chua. Bởi vitamin K trong cà chua có thể ức chế quá trình hấp thụ thuốc chống đông máu trong cơ thể.
Người bị thận không nên ăn cà chua
- Cà chua dù sở hữu nhiều vitamin, khoáng chất nhưng đối với những người bị thận không nên ăn nhiều cà chua. Bởi cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate, khi hấp thụ quá mức có thể dẫn đến sỏi thận. Bên cạnh đó, cà chua giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận nếu ăn quá nhiều. Do đó, những người đang gặp các vấn đề về thận hãy chú ý khi ăn cà chua.
Người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn cà chua
- Người bị hội chứng ruột kích thích không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Những người bị bệnh tự miễn không nên ăn cà chua
- Các alcaloid trong cà chua có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày để đảm bảo sức khỏe.
Người bị dạ dày nên hạn chế ăn cà chua
- Cà chua sở hữu vị chua chua, ngọt ngon nên có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
3. Cách chọn cà chua ngon, chất lượng
- Nên lựa chọn những quả cà chua có vỏ căng mọng và màu đỏ, có thể lấy những lấm tấm màu trắng ở thịt quả qua vỏ.
- Khi dùng tay sờ vào quả cà chua thấy sẽ có cảm giác hơi mềm chứ không như những quả bị giấm thuốc
- Dùng dao cắt đôi ra thì quả cà chua chín cây có hạt màu trắng vàng, ruột chín đỏ, chín mềm và hơi bột.
- Không chọn những quả cà chua bị dập, nhũn
- Nếu cuống cà chua còn tươi, xanh và khi dùng tay kéo nhẹ cuống ra thì cuống vẫn còn dính chặt vào quả
- Những quả cà chua chín cây khi nấu thì rất nhanh mềm, thơm và đỏ mọng, còn cà chua bị giấm thuốc thì ngược lại, lâu nhừ, màu đỏ nhợt nhạt, không có mùi thơm đặc trưng
4. Hướng dẫn cách bảo quản cà chua tươi lâu
Bảo quản cà chua trong tủ lạnh
- Cà chua sau khi mua về rửa sạch với nước và để ráo nước. Sau khi ráo nước đặt trong tủ lạnh với nhiệt độ từ 20 - 25 độ C.
- Đối với những quả cà chua còn xanh không nên đặt vào trong tủ lạnh bởi mức nhiệt thấp sẽ khiến cà chua lâu chín, cà chua bị mất vị ngon tự nhiên, vỡ khi chế biến món ăn, khô cứng, mất nước. Nên để bên ngoài môi trường nhiệt độ phòng đến khi chín mới bảo quản trong tủ lạnh
- Những quả cà chua có màu hồng nhạt bạn có thể đặt trong hộp kín để trong tủ lạnh, bảo quản ở mức nhiệt khoảng 5 độ C, giữ trong khoảng 4 ngày. Tiếp đến, chỉnh nhiệt độ độ lên khoảng 14 - 15 độ C trong khoảng 1 - 4 ngày, giúp cà chua chín một cách tự nhiên.
- Cà chua chín có màu đỏ, bảo quản bằng cách dùng giấy bọc kín lại rồi đặt trong tủ lạnh khoảng 2 - 5 độ C, độ ẩm không khí ở mức 85 – 90%
Bảo quản cà chua bằng cách vùi tro
- Cà chua chín sau khi thu hoạch, để ráo nước và vùi trong đống tro đã nguội. Với cách này cà chua có thể giữ được độ tươi trong khoảng 5 - 6 tháng. Cách bảo quản này xuất hiện tại khu vực miền Đông Burundi
5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng cà chua
- Chỉ ăn những quả cà chua đã chín, những quả cà chua xanh chứa lượng chất alkaloid khá lớn, nếu tiêu thụ nhiều thì cơ thể dễ bị ngộ độc thực phẩm.
- Nếu ăn cà chua sống nên chọn những trái có màu sắc tự nhiên, vỏ căng bóng, không bị úng hoặc dập nát
- Không nên ăn cà chua kèm với dưa chuột bởi Enzyme catabolic có trong dưa chuột sẽ phá hủy vitamin C có trong cà chua nếu tiêu thụ cùng một lúc
- Không nên ăn hạt cà chua vì trong quá vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt qua ruột thừa và gây viêm ruột thừa.
- Khi cơ thể đang đói, lượng axit trong dạ dày khá cao do đó không nên ăn cà chua
- Không dùng cà chua khi đã được nấu quá lâu hoặc để lâu
- Không nên quá lạm dụng cà chua, chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải
- Không nên quá lạm dụng cà chua với các thực phẩm khác tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Để lại bình luận
5