- Cách dùng Vitamin C đúng liều lượng và đạt hiệu quả
- Mẹ đang trong thời gian cho con bú có uống được collagen không?
- Vi chất Selen có tác dụng gì? và có trong các loại thực phẩm nào?
1. Mỗi đối tượng ăn bao nhiêu yến sào là đủ?
Mặc dù yến sào mang lại rất nhiều dưỡng chất và tốt cho mọi đối tượng, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất thì cần lưu ý lượng yến sào cho mỗi lứa tuổi.
Đối với trẻ em:
Nhóm trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống. Đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của trẻ chưa được tốt, các mẹ chỉ nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ và không nên sử dụng yến.
Nhóm trẻ từ 1- 3 tuổi. Giai đoạn hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu ổn định hơn, các mẹ có thể cho trẻ ăn yến qua nấu cháo yến. Tần suất sử dụng là khoảng 1 lần/tuần cho giai đoạn đầu để bé làm quen, sau đó có thể ăn đều đặn mỗi ngày, và chỉ nên dùng 50gram/ tháng.
Nhóm trẻ từ 3-10 tuổi: Lứa tuổi này, trẻ em bước vào giai đoạn phát triển thể chất và trí não và cần được bổ sung nhiều năng lượng. Vì vậy, đây là lứa tuổi phù hợp nhất để bắt đầu sử dụng yến sào. Ở giai đoạn này, trẻ có thể hấp thụ 2-3gram/ngày, dùng 2 lần/tuần.
Đối với người lớn:
- Phụ nữ mang thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên sử dụng yến sào. Trong các tháng còn lại của thai kỳ, mẹ có thể bổ sung với liều lượng 6-7 gram 1 lần, khoản 100gram/tháng.
- Nhóm người lớn tuổi.
Những người lớn tuổi là đối tượng cần sử dụng yến sào để bồi bổ sức khoẻ. Nguyên nhân là do trong yến sào có hàm lượng chất hỗ trợ tái tạo tế bào, giúp tăng cường hồng cầu, phục hồi các tế bào đã bị tổn thương và còn giúp chống lại quá trình lão hoá.
Liều lượng được khuyên dùng là khoảng 5ram/lần và khoảng 150gram/tháng.
- Người bị bệnh. Yến sào có tác dụng hỗ trợ phục hồi sức khoẻ, đặc biệt tốt cho các bệnh nhân bị ung thư phục hồi sau khi thực hiện các đợt xạ trị, các bệnh nhân trải qua những đợt phẫu thuật.
- Nhóm người bình thường. Nếu bạn muốn bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho sức khỏe, nên dùng với liều lượng 5gram/ngày – bổ sung yến từ từ hay nói cách khác là “ăn đều chứ không cần ăn nhiều”, trong khoảng thời gian dài 2-3 lần/tuần, không nên sử dụng quá nhiều thường xuyên, hoặc liên tục trong ngày.
2. Sử dụng yến sào vào thời gian nào là hợp lý.
Có thể sử dụng yến sào giữa 2 bữa chính.
Bạn có thể ăn yến sào như một bữa phụ vào khoảng 14h (giữa bữa trưa và bữa tối).
Vào thời gian này, một bữa nhẹ yến sào sẽ giúp chúng ta bổ sung nặng lượng để tiếp tục công việc. Bữa trưa đã được tiêu hoá hết và cơ thể có thể hấp thụ hết toàn bộ yến vào cơ thể.
Sử dụng yến sào vào buổi sáng.
Đây là thời điểm sử dụng tổ yến hiệu quả nhất. Sau một đêm dài, bụng của mọi người sẽ bị đói, nên uống 1 cốc nước ấm trước khi sử dụng yến sào.
Sau khi ăn xong, nên dành thời gian 30 phút để cơ thể hấp thụ yến trước khi ăn sáng.
Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nên ăn yến sào trước đi ngủ khoảng 30-40 phút. Bởi lẽ thời điểm này, bữa tối hầu như đã được tiêu hoá, cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất của yến sào. Yến sào có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, thanh lọc cơ thể.
3. Cách chế biến yến sào, Cách ăn yến sào đúng cách hiệu quả.
Cách làm sạch yến thô:
Bước 1: Làm mềm tổ yến
Tiến hành ngâm tổ yến với nước sạch trong thau khoảng 1-2 tiếng tùy độ dày mỏng của loại thực phẩm này, đến khi nào tơi ra là được. Thường thì phần chân yến sẽ cứng hơn, cần thời gian lâu hơn. Không nên ngâm quá lâu trong nước dẫn đến việc yến bị nát.
Bước 2: Nhổ lông lẫn trong tủ yến
Sau khi ngâm xong, để yên ráo nước. Chuẩn bị một chén nước sạch và lấy yến đã ráo bỏ vào đĩa. Tiếp đến, tiến hành nhổ lông và loại bỏ tạp chất trong yến bằng nhíp.
Bước 3: Loại bỏ tạp chất còn sót lại trong tổ yến
Cho từng phần yến để vào ray và cho vào thau đã thay nước. Dùng muỗng khuấy kết hợp bàn chải chà nhẹ để lông chim cùng các tạp chất khó nhặt rớt ra. Lưu ý hạn chế để yến tiếp xúc với nước trong thời gian lâu vì điều này sẽ làm mất đi khoáng chất vốn có.
Các món ăn chế biến từ Yến sào
Yến chưng đường phèn thơm ngon
Yến làm gì ngon sao có thể không kể đến yến chưng đường phèn – món ăn yến sào cơ bản nhất dành cho mọi nhà. Món ăn này giữ được nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào, dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhanh chóng hấp thu.
Nguyên liệu cần có:
- 3 – 5g tổ yến tinh chế (với người mới ốm dậy nên ăn 10g yến tinh chế/lần)
- 2 muỗng café đường phèn
- Nước lọc
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho tổ yến đã làm sạch chưng cách thủy 20 phút. Lưu ý đặt chén vào nồi chưng sao cho nước ngập đến 1/4 thân chén.
- Bước 2: Khi còn khoảng 5 phút hoàn thành, mở nắp cho đường phèn và hạt sen đã chín vào, khuấy nhẹ rồi đậy nắp lại cho đến khi chín hoàn toàn thì tắt bếp.
Yến sào chưng hạt chia, táo đỏ
Món yến chưng hạt chia Úc và táo Hàn là sự kết hợp hoàn hảo cực kỳ tốt cho sức khỏe, bổ thận, làm đẹp da, dưỡng tóc, tốt cho hệ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, cải thiện trí nhớ, tăng cường trí não…
Nguyên liệu cần có:
- Dùng 2 – 5gr yến đã làm sạch, ngâm nước 25 – 30 phút.
- Hạt chia rửa sạch, ngâm nước 5 phút.
- Táo rửa sạch, cắt đôi.
- 2gr đường phèn
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho các nguyên liệu gồm yến sào, táo đỏ, hạt chia vào thố chưng yến.
- Bước 2: Đổ vào lượng nước vừa đủ, đậy nắp lại rồi tiến hành chưng trên lửa lớn rồi hạ nhỏ lửa chưng thêm 15-20 phút.
- Bước 3: Cho thêm đường phèn vào khi nguyên liệu đã nấu chín. Nấu thêm 5 phút là hoàn thành.
Yến sào chưng saffron, mật ong
Sự kết hợp của yến sào, saffron và mật ong giúp tăng cường sức đề kháng, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, điển hình là ung thư gan hay ung thư tuyến tiền liệt.
Nguyên liệu cần có:
- 5g yến tinh chế
- 8 - 10 sợi saffron
- Mật ong
Cách thực hiện:
- Bước 1: Yến sào ngâm nước 25 - 30 phút cho nở đều, sau đó cho vào thố mang đi chưng cách thủy 20 phút.
- Bước 2: Cho mật ong và saffron vào khuấy nhẹ rồi chưng thêm 5 phút nữa là hoàn thành. Nên sử dụng khi còn nóng.
Xem thêm: Cách sử dụng Saffron không phải ai cũng biết.
Yến sào chưng sữa tươi giàu dinh dưỡng
Món yến sào chưng sữa tươi giàu dinh dưỡng phù hợp với người vừa ốm dậy, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em suy dinh dưỡng, người mắc các bệnh về đường tiêu hóa…
Nguyên liệu cần có:
- 10 – 20gr tổ yến
- 30 – 50ml sữa tươi
- 2 – 3 quả trứng gà
- Gia vị.
Cách chế biến:
- Bước 1: Cho trứng ra tô, đánh đều rồi cho sữa tươi vào khuấy tan, đổ hỗn hợp qua rây để lọc mịn.
- Bước 2: Cho yến đã làm sạch vào hỗn hợp này, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi đổ vào thố chưng.
- Bước 3: Chưng cách thủy trong vòng 10 phút thì tắt bếp.
Yến sào tần gà ác thuốc Bắc
Nguyên liệu gồm có:
- 20gr yến tươi hoặc 5gr yến tinh chế
- 1 con gà ác
- 1 gói thuốc Bắc đủ loại chuyên để nấu ăn.
- 3 vỏ quýt khô và 5 miếng thịt xá xíu.
Cách chế biến
- Bước 1: Ngâm nở yến và để cho ráo nước, vỏ quýt cũng ngâm cho nở ra. Gà làm sạch, sơ chế khử mùi tanh.
- Bước 2: Đun sôi vỏ quýt, cho gà nào trần sơ khoảng 1 phút rồi vớt ra để ráo.
- Bước 3: Cho vào nồi 2 chén nước lọc, túi thuốc Bắc và gà vào hầm trong vòng 1 tiếng. Trong lúc nấu phải trở gà liên tục để gà chín đều từ trong ra ngoài.
- Bước 4: Cho phần gà đã hầm chín vào thố chưng, cho hết phần xá xíu và yến đã sơ chế vào cùng. Chưng cách thủy trong vòng 20 phút thì tắt bếp. Nêm nếm cho vừa ăn và dùng khi còn nóng.
Cháo thịt bằm tổ yến
Đây là một món cháo thơm ngon, dễ ăn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt phù hợp đối với trẻ nhỏ bị biếng ăn, người lớn tuổi…
Nguyên liệu cần có:
- Gạo
- Thịt heo hoặc bò xay nhuyễn
- Yến sào
- Các loại gia vị thông thường
Cách chế biến:
- Bước 1: Vo gạo nấu cháo chín nhừ.
- Bước 2: Thịt bằm xào chín với một ít gia vị đến khi săn lại la được.
- Bước 3: Chưng cách thủy yến sào 20 phút cho chín mềm.
- Bước 4: Cháo chín, cho yến sào và thịt bằm vào nấu khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra chén và ăn khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để lại bình luận
5