- Làm việc trên giường ngủ và 5 tác hại khôn lường đối với sức khỏe
- Nước dừa uống mùa hè rất mát, nhưng vì sao không nên lạm dụng
- 3 cách pha trà nấm linh chi hỗ trợ thải độc gan, tăng cường sức khỏe
- Những tác dụng tuyệt vời của hạt sen với sức khỏe
Thế nhưng, bạn đã thực sự biết rõ nhụy hoa nghệ tây saffron là gì, có tác dụng như nào với sức khỏe? Và phân biệt saffron thật giả như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Nhụy hoa nghệ tây saffron là gì?
Nhụy hoa nghệ tây saffron là một bộ phận của hoa nghệ tây. Hiện nay vẫn chưa rõ cây nghệ tây có nguồn gốc từ đâu nhưng theo thông tin ghi chép thì tổ tiên của nghệ tây chính là cây Crocus cartwrightianus có nguồn gốc từ Địa Trung Hải.
1.1 Tên gọi saffron
Nhụy hoa nghệ tây được biết đến với tên gọi saffron - theo tiếng Anh, nhưng thực sự tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Pháp cổ gọi là safran vào thế kỷ 12.
Tuy nhiên, một số nguồn khác cho rằng, tên gọi của nhụy hoa tây còn xuất phát từ tiếng Latin - gọi là safranum (cũng là một trong những từ trung gian của tiếng Ba Tư).
1.2 Đặc điểm của nhụy hoa nghệ tây saffron
Nghệ tây thuộc loại cây lâu năm, thân cây hình trục (hoặc cấu trúc mang hoa) với chiều cao phát triển từ 20 - 30cm. Lá dài đến 40cm, có dạng tán, thẳng và mỏng, nhìn trông giống lưỡi dao với đường kính từ 1 - 3mm.
Hoa nghệ tây có màu xanh tím từ nhạt cho đến sẫm hoặc màu tím hoa cà với nhiều đường vân. Hoa có hương thơm tương tự như mật ong. Mỗi hoa có 1 vòi nhụy màu đỏ thẫm với chiều dài từ 25 - 30mm, từ mỗi vòi nhụy lại cho ra 3 đầu nhụy hoa nghệ tây.
Nhụy hoa nghệ tây là một trong những loại gia vị đắt nhất thế giới, lần đầu tiên được trồng ở Hy Lạp. Nó chứa hơn 150 hợp chất thơm dễ bay hơi và cũng có những hợp chất không bay hơi thuộc nhóm carotenoid.
2. Nhuỵ hoa nghệ tây saffron có mấy loại?
Nhụy hoa nghệ tây saffron cũng có thể được phân thành 3 loại giúp cho người dùng lựa chọn nhanh chóng và phù hợp với túi tiền của mình để sử dụng. Cụ thể như sau:
2.1 Theo chiều dài nhuỵ
Dựa vào chiều dài cùng với một vài đặc điểm, nhụy hoa nghệ tây có 5 loại phổ biến:
Loại 1: Saffron Negin
Đây là loại saffron được cắt bỏ phần chân nhụy, lấy nguyên phần màu đỏ và có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất nên giá thành hiện tại rất đắc trong các loại saffron.
Loại này cũng được chia thành 3 loại nhỏ là:
- Saffron Negin cao cấp: Sợi nhụy to, tơi ra có màu tươi, vị hơi ngọt và mùi thơm nồng nàn như mùi mật ong hoặc mùi cỏ khô.
- Saffron Negin trung cấp: Sợi nhụy kích thước trung bình, có xu hương hơi teo lại và màu sậm (vì được phơi sấy).
- Saffron Negin bình dân: Sợi nhụy nhỏ, teo hơn so với loại trung cấp, thậm chí bị gãy đứt, màu tối sậm và mùi thơm không nồng nàn bằng loại cao cấp.
Trong đó, loại saffron Negin cao cấp và trung cấp thường đặt hàng vì có giá thành rất cao, trong khi saffron Negin bình dân thì không cần đặt hàng trước, giá thành rẻ hơn chút so với 2 loại trên.
Loại 2: Saffron Sargol (còn gọi saffron All-red)
Sợi nhụy được lấy khoảng 2/3 phần nhụy màu đỏ, có kích thước nhỏ, mảnh và kém chất lượng một chút so với loại saffron Negin.
Loại 3: Saffron Pushali (còn gọi là saffron Poushali)
Sợi nhụy vẫn giữ nguyên phần chân nhụy (màu vàng) cùng với phần thân nhụy màu đỏ, nên làm tăng trọng lượng của saffron. Chất lượng kém hơn so với 2 loại trên và giá thành mềm hơn.
Loại 4: Saffron Bunch (còn gọi là saffron Dasteh)
Sợi nhụy được giữ nguyên từ đầu ngọn (màu đỏ) cho đến cuối gốc phần chân nhụy (màu vàng) nên giá trị dinh dưỡng kém hơn so với 3 loại trên. Loại này cũng gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng của saffron.
Loại 5: Saffron Konj (còn gọi là saffron Konge)
Chính là phần gốc của cuốn nhụy (màu vàng), có thể là phần được cắt bỏ để lấy 2 loại saffron Negin và saffron Sargol. Chính vì vậy, saffron Konj hầu như không có dược tính nên cũng được gọi là saffron trắng.
Thậm chí, một số người bán còn lợi dụng đặc điểm hương thơm và tạo màu của saffron Konj để tạo ra loại saffron Sargol và saffron Negin kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng.
2.2 Phân loại các saffron hiện nay
Theo điều kiện trồng trọt
Tùy theo điều kiện trồng trọt của mỗi vùng miền, chất lượng saffron cũng được đánh giá khác nhau.
Trong đó, thời tiết và khí hậu của khu vực Địa Trung Hải (gồm các nước thuộc Trung Đông và Tây Nam Á) được xem là thích hợp nhất cho việc trồng saffron có được chất lượng tốt nhất hiện nay.
Theo phương pháp canh tác
Giống như các loại thực vật khác, việc trồng hoa nghệ tây cũng được phân loại theo hình thức canh tác cây trồng là:
- Saffron hữu cơ (organic): Cây nghệ tây được trồng trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng đất, nguồn nước cũng như các kỹ thuật chăm sóc khác, cùng với việc tính toán kĩ thời gian thu hoạch để cho ra được chất lượng saffron tốt nhất có giá trị dinh dưỡng cao.
- Saffron tự nhiên: Cây nghệ tây được phát triển tự nhiên, hầu như không có sự chăm sóc từ người trồng, nên chất lượng của saffron phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố của môi trường.
- Saffron thông thường: Cây nghệ tây được trồng với điều kiện bình thường, rất được các hộ dân ưa chuộng. Quá trình trồng trọt và thu hoạch cũng được kiểm soát chặt chẽ để đạt chất lượng saffron đúng với tiêu chuẩn chung.
3. Tác dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron
Nhụy hoa nghệ tây được thu hoạch từ hoa nhụy tây (Crocus sativus), có nguồn gốc từ Hy Lạp và từ lâu nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
3.1 Chứa nhiều chất chống oxy hoá
Nhụy hoa nghệ tây - saffron chứa nhiều hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, như kaempferol, crocetin, crocin và safranal.
Những chất này có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại và tình trạng stress oxy hóa diễn ra, cụ thể:
- Kaempferol: được tìm thấy trong cánh hoa nghệ tây, có tác dụng giảm viêm, chống trầm cảm và chống ung thư.
- Crocin và crocetin: là hợp chất tạo nên màu sắc đặc trưng cho saffron thuộc nhóm sắc tố carotenoid, cũng có đặc tính chống trầm cảm, giảm viêm, bảo vệ tế bào não và hỗ trợ giảm cân, chống thèm ăn hiệu quả.
- Safranal: là chất giúp cho saffron có hương vị đặc trưng, giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng tập trung và trí nhớ cũng như bảo vệ các tế bào não tránh khỏi sự tổn thương do stress oxy hóa gây ra.
3.2 Cải thiện tâm trạng
Việc dùng nhụy hoa nghệ tây còn hỗ trợ cải thiện đáng kể tâm trạng của bạn, từ việc chống trầm cảm nhẹ cho đến mức độ trung bình.
Chẳng hạn, trong kết quả đánh giá từ 5 cuộc nghiên cứu cho thấy: việc bổ sung saffron để điều trị bệnh trầm cảm có tác dụng hiệu quả hơn so với việc dùng giả dược.
3.3 Tính chất chống ung thư
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật có đặc tính oxy hóa, nhụy hoa nghệ tây có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại, giảm sự tổn thương của tế bào diễn ra, từ đó phòng ngừa được nhiều bệnh mãn tính.
Không những thế, saffron còn hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, như ung thư ở da, phổi, vú, tủy xương, tuyến tiền liệt, cổ tử cung và một số tế bào ung thư khác.
Thậm chí, người ta phát hiện chất chống oxy hóa crocin trong nhụy hoa nghệ tây saffron có thể tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn so với việc dùng giả dược.
3.4 Giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Việc dùng saffron còn tốt cho sức khỏe ở những phụ nữ đang trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (viết tắt là PMS).
Thực tế, nghiên cứu cho thấy: việc dùng 30mg saffron mỗi ngày có tác dụng tích cực trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh PMS, như giảm đau đầu, cảm giác khó chịu và sự thèm ăn.
Chưa hết, trong một nghiên cứu khác chứng minh thêm: thói quen ngửi nghệ tây khoảng 20 phút còn làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh tiền kinh nguyệt ở phụ nữ, như giảm được hormone căng thẳng cortisol nên tránh tình trạng lo lắng thường gặp ở những phụ nữ chuẩn bị mãn kinh.
3.5 Hỗ trợ giảm cân
Thói quen ăn vặt thường khiến bạn tăng cân không kiểm soát và việc dùng saffron có thể khắc phục được tình trạng này.
Bằng chứng trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, những phụ nữ sử dụng saffron thường có cảm giác no lâu, dẫn đến việc ít ăn vặt và mang lại hiệu quả giảm cân đáng kể hơn so với việc dùng giả dược.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng kéo dài 8 tuần cho thấy thêm: việc bổ sung chiết xuất từ saffron có khả năng làm giảm sự thèm ăn, từ đó giảm được chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo, nhất là tổng khối lượng chất béo trong cơ thể.
3.6 Có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong ống nghiệm và trên cơ thể động vật đã chỉ ra rằng: nhờ đặc tính chống oxy hóa nên saffron có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nhờ đó tránh được tình trạng động mạch và mạch máu bị tắc nghẽn, có lợi cho việc phòng ngừa bệnh tim mạch xảy ra.
3.7 Có thể giảm lượng đường máu
Nhụy hoa nghệ tây có khả năng làm giảm lượng đường trong máu tăng và cải thiện độ nhạy của insulin - thường là yếu tố liên quan đến đường huyết. Vì thế, việc dùng saffron dường như có lợi cho những ai đang bị tiểu đường.
3.8 Có thể cải thiện trí nhớ
Các chất chống oxy hóa trong saffron có thể cải thiện được sự nhận thức và trí nhớ ở những người lớn tuổi, như ngăn ngừa được bệnh Alzheimer.
3.9 Tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây
Phần lớn, nhụy hoa nghệ tây mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn quá lạm dụng thì vẫn gây ra một số tác dụng phụ và thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại.
- Ngộ độc khi sử dụng nhiều
- Gây kích ứng ở một số người
- Ảnh hưởng sức khỏe mua saffron không rõ nguồn gốc
3. Cách nhận biết saffron thật và giả
Không phải ai cũng biết cách phân biệt saffron thật và giả ra sao khi mua hoặc trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thử áp dụng một số mẹo sau:
3.1 Qua hình dáng
Với nhụy hoa nghệ tây thật thì có sợi nhụy thuôn dài, khá mảnh và hơi phình ở phần đầu nhụy. Trong khi, với nhụy hoa nghệ tây giả thì bạn không thấy có hình dạng giống vậy.
3.2 Qua mùi hương
Nhụy hoa nghệ tây saffron thật có mùi hương nồng nàn, thậm chí bạn có thể liên tưởng đến mùi hương của hoa cỏ khô có lẫn chút hương vị mật ong. Thế nhưng, với saffron giả thì hầu như không có mùi hương, hoặc nếu có thì chỉ ngửi được mùi mật ong gắt.
3.3 Qua vị
Saffron thật có vị ngọt nhưng hơi đắng, nếu là người nhạy cảm thì bạn sẽ cảm nhận được vị đắng ở đầu lưỡi khi nếm thử.
Ngoài ra, khi ngâm saffron thật trong nước, bạn dùng muỗng nhấn mạnh (hoặc cắn thử) sẽ có cảm giác giòn, đứt ra liền, trong khi saffron giả không có hiện tượng này - chúng sẽ nhanh bị vữa ra khi gặp nước.
3.4 Ngâm thử trong nước
Bạn tiến hành ngâm saffron trong nước cũng nhanh chóng phân biệt được saffron thật và giả. Cụ thể: khi cho vài sợi saffron trong nước lọc, loại saffron giả sẽ nhanh chóng loang màu đỏ cam trong nước và sợi nhụy sẽ có xu hướng mất màu rồi chìm xuống đáy cốc.
Trái lại, đối với saffron thật có thể sẽ tốn khoảng 10 - 15 phút để tạo ra màu nước có màu vàng tươi rất đẹp, trong khi sợi nhụy vẫn giữ được nguyên hình dạng và màu sắc ban đầu.
4. Cách uống nhụy hoa nghệ tây
Dưới đây là một số cách uống nhụy hoa nghệ tây mà mình đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo như sau:
4.1 Pha nước lọc
Pha nhụy hoa nghệ tây với nước lọc là cách uống đơn giản nhất, bạn có thể sử dụng nước lạnh hoặc nước nóng đều được. Tuy nhiên, nhiệt độ nước tốt nhất là từ khoảng 70 - 80 độ C khi pha với nhụy hoa nghệ tây saffron.
Hơn nữa, bạn có thể dùng 5 - 10 sợi saffron để pha với khoảng 200 - 500ml nước nóng. Cách làm này sẽ giúp cho nước saffron có hương thơm mạnh và tiết ra được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, bạn vẫn có thể dùng nước suối để pha saffron cho hiệu quả tương tự.
4.2 Pha với hoa cúc
Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và giờ đây bạn có thể cho thêm saffron để tăng thêm tính hiệu quả cho loại đồ uống này. Hãy thử dùng 4 - 5 bông hoa cúc và từ 5 - 10 sợi saffron pha chung với nước nóng (70 - 80 độ C), rồi ủ trà khoảng 5 - 10 phút trước khi dùng.
4.3 Pha với nụ hồng khô Iran
Nụ hoa hồng khô Iran chứa lượng lớn vitamin C và bạn có thể pha chung với saffron để mang lại hiệu quả làm đẹp cho da.
Vì thế, bạn hãy dùng 5 - 7 nụ hoa hồng khô Iran để pha với 5 - 10 sợi saffron trong nước nóng (khoảng 80 độ C), rồi ủ khoảng 7 phút và thưởng thức. Duy trì thói quen này từ 2 - 3 tách/ngày, bạn sẽ cải thiện được sức khỏe làn da đáng kể.
4.4 Pha với sữa
Nhụy hoa nghệ tây saffron còn được pha chung với sữa để tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho đồ uống. Bạn hãy dùng 3 - 5 sợi saffron cho vào cốc sữa ấm, rồi dùng muỗng khuấy đều và chờ khoảng 3 phút rồi uống.
Đặc biệt, saffron pha chung với sữa còn tốt cho cả những phụ nữ đang mang thai.
4.5 Pha với mật ong
Bạn có thể lấy saffron pha với nước lọc ở nhiệt độ từ 70 - 80 độ C và cho thêm ít mật ong để tạo nên vị ngọt thanh. Cả 2 nguyên liệu saffron và mật ong đều giàu vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ tuần hoàn máu hiệu quả.
4.6 Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào?
Nhiều nghiên cứu cho hay: chúng ta có thể uống nhụy hoa nghệ tây bất kì thời điểm nào trong ngày đều mang lại hiệu quả tốt như nhau.
Tuy nhiên, việc uống nhụy hoa nghệ tây saffron cần tránh lúc đói bụng, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe với một số tác dụng phụ khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.
Hơn nữa, để hấp thụ chất dinh dưỡng thì chúng ta vẫn nên ưu tiên uống saffron vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
4.7 Ai không nên uống nhụy hoa nghệ tây?
Khi uống nhụy hoa nghệ tây, những người dưới đây thì nên cân nhắc trước khi dùng:
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu
- Người bệnh tim mạch
- Người huyết áp thấp
- Phụ nữ trong kì kinh nguyệt
Như vậy, Mình đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của nhụy hoa nghệ tây saffron cùng với cách uống nhụy hoa nghệ tây sao cho đúng cách để có được sức khỏe tốt hơn rồi đấy. Chúc bạn có thêm nhiều sức khỏe!
Để lại bình luận
5